NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 168

Có một lần, sư thầy tắm chê nước quá nóng, bảo cậu đi lấy một thùng

nước lạnh hòa vào. Cậu xách nước lạnh đến, múc một ít nước nóng dội ra

ngoài đất, sau khi chế thêm nước lạnh, thì lại dội hết chỗ nước lạnh còn

thừa ra đất.

Sư phụ liền mắng cậu: “Sao con hấp ta hấp tấp như vậy, dưới đất có

bao nhiêu sinh mạng như con kiến, ngọn cỏ, dội nước nóng như vậy xuống

đất sẽ làm tổn thương bao nhiêu sinh mạng. Mà nước lạnh còn thừa có thể

đem đi tưới hoa, cứu sống cây cối. Nếu con không có lòng từ bi, thì xuất

gia để làm gì?”

Những sinh mạng bé nhỏ như con kiến, cây cỏ… ngày nào cũng xuất

hiện trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta coi chúng còn không

bằng hạt bụi trên áo, càng không nghĩ tới việc quý trọng sinh mạng của

chúng. Trên thực tế, nếu như đặt mình vào vị trí của con kiến, bạn sẽ cảm

thấy thế nào khi có người đối xử với mình như vậy?

Đại sư Hoằng Nhất ở một mình trong Đào Nguyên Sơn, bị chuột núi

quấy nhiễu, cả ngày không yên. Chuột cắn phá, thậm chí còn thả phân lên

kinh thư, quần áo trong phòng và cả tượng Phật trong chùa.

Để tránh họa này, đại sư lật xem sách cũ, thấy trong sách có ghi cách

nuôi chuột thế này: “Lấy cơm nuôi mèo để nuôi chuột, thì sẽ không có họa

từ chuột.” Đại sư liền lấy cơm cho chuột ăn, mỗi ngày hai lần, mỗi lần đều

gõ chuông thông báo trước bữa ăn. Cứ làm vậy nhiều ngày, chuột nghe

thấy tiếng chuông liền ra khỏi ổ tìm cơm, không cắn những đồ vật trong

chùa, cũng không tùy tiện thả phân khắp nơi.

Có thể có người sẽ nói: Loài chuột sinh sôi nảy nở nhanh, sau này hậu

họa vô cùng. Đại sư Hoằng Nhất bèn khuyên bảo: “Với kinh nghiệm nhiều

năm nuôi chuột của tôi, tuy rằng chúng sinh nhiều con, nhưng đa phần đều

chết tự nhiên, không mấy con sống tiếp được, không đáng phải suy nghĩ.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.