NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 186

Đ

Biết khiêm tốn thì mới không ngừng trưởng thành

Từ khi tôi xuất gia đến nay, tôi không dám tùy tiện giảng kinh hay

giảng luật ở khu vực Giang Chiết, càng không dám đến đạo trường để

truyền giới, duyên cớ là do cá nhân cảm thấy học lực không đủ.

Đại sư Hoằng Nhất - “Luật Học Yếu Lược”


ại sư Hoằng Nhất tài đức vẹn toàn, đức cao vọng trọng, được thế nhân

yêu kính, nhưng bản thân ông lại vô cùng khiêm tốn.

Khi đại sư Hoằng Nhất còn dạy học, ngài luôn dạy dỗ học trò của mình

thế này: “Cho dù con có công lao rất lớn đi nữa, thì tiền đồ cũng sẽ bị hủy

vì tự cao tự đại; khi con phạm phải tội lỗi lớn, nếu như không biết hối cải

thì cũng sẽ hủy mất tiền đồ.” Tự đại làm cho chúng ta không nhìn rõ được

bản thân, làm cho nhiều người vốn có học thức rơi vào cảnh thất bại. Tại

sao lại như vậy?

Khiêm tốn không đơn giản là biểu hiện bề ngoài, làm cho người khác

xem, mà là một tâm thái, là suy nghĩ xuất phát từ nội tâm cho rằng bản thân

làm chưa đủ, thật lòng muốn xin người khác chỉ bảo, học tập từ họ, giúp

bản thân ngày càng tiến bộ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.