Có một người bái thế ngoại cao nhân làm thầy, khổ luyện 3 năm, cảm
thấy bản thân đã có học thức uyên bác, khó có ai địch được, thậm chí còn
vượt trên cả thầy của mình, trong lòng cực kỳ đắc ý. Thế là, người đó bái
biệt thầy giáo, người thầy không nói một lời nào, chỉ dùng cành cây vẽ một
hình tròn lớn trên mặt đất, rồi lại vẽ một hình tròn nhỏ bên trong hình tròn
lớn đó. Người này không hiểu dụng ý của thầy giáo, người thầy khẽ nhắm
mắt, vuốt râu bạc không nói lời nào.
Ngừng một lúc, thầy giáo mới mở mắt ra, nói: “Vòng tròn nhỏ này là
học thức khi con mới bắt đầu. Con khi ấy biết mình là ai, sức mình tới đâu,
nên không giậm chân tại chỗ bên trong vòng tròn đó. Vòng tròn lớn này là
học thức của con hiện tại. Tuy con đã vượt xa bản thân của lúc trước,
nhưng lại trở thành người tự giam cầm mình, không thể nhìn thấy bên
ngoài vòng tròn này còn rất nhiều thứ mà con chưa biết được. Vòng tròn ta
vẽ được càng lớn, thì sẽ hiểu ra bản thân mình biết được càng ít.”
Đại sư Hoằng Nhất thường thỉnh giáo người khác, đọc kinh thư điển
tịch, luyện tập giới luật, đi du học khắp nơi, cho đến cuối đời vẫn chưa
từng tự mãn, cũng không ngừng học hỏi. Đại sư cho rằng, khiêm tốn thì lúc
nào cũng có thể kịp thời phát hiện ra khuyết điểm của bản thân, nắm bắt
mọi cơ hội học hành và tiến bộ.
Có một lần, một cư sĩ tên Lưu Cẩm Tùng viết thư cho đại sư Hoằng
Nhất, nói muốn biên soạn các bài viết của đại sư. Đại sư nhờ thiền sư Đàm
Hân viết thư trả lời cho cư sĩ đó: “Đại sư Ấn Quang dùng văn chương
tuyên dương Phật pháp, nhưng Hoằng Nhất không được. Bởi vì Ấn Quang
đại sư đã thuộc Phật pháp, đã đạt đến cảnh giới hoàn mỹ, cho nên ông ấy
có thể lấy văn chương tuyên truyền Phật pháp, qua đó giúp cho nhiều
người quy y. Nhưng Hoằng Nhất không làm được. Hoằng Nhất chỉ có thể
dùng nghệ thuật như thi họa, thư pháp, âm nhạc để tuyên truyền Phật