NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 190

cái chết, lo mình chết sớm, nhưng rồi cuối cùng con người vẫn phải đối

mặt với thời khắc đó, vậy mà tới lúc ấy chúng ta mới phát hiện bản thân lại

chưa sống cho tốt. Hoặc vì sống quá tốt nên không khỏi lưu luyến. Nhưng

dù bạn có lưu luyến hay hối hận, thì cũng phải chết. Khi bạn lưu luyến

hoặc hối hận, thời gian bạn sống lại bớt đi một khắc, vậy chi bằng dùng

một khắc này để mau chóng làm chút việc gì đó.

Không ai biết được con người sau khi chết sẽ như thế nào, người đang

sống chỉ biết rằng, cái chết là không thể ngăn cản, thời khắc đó rồi cũng sẽ

đến.

Khi lâm chung, đại sư đã để lại sách cho hậu thế, nói:

Khi lâm bệnh nặng, tất cả đồ đạc quần áo của tôi đều đã bố thí cho

người khác.

Nếu khi bệnh nặng mà còn tỉnh táo, nên mời người học rộng hiểu

nhiều dùng lời hay ý đẹp để tán dương nghiệp thiện mà người bệnh đã tu

được ở kiếp này, cố gắng an ủi, làm người đó vui vẻ.

Lúc lâm chung, đừng hỏi han dặn dò, đừng chuyện phiếm linh tinh để

tránh khơi gợi tình cảm, lưu luyến thế gian, làm cản trở vãng sinh. Nếu để

lại di thư, thì nên viết lúc còn khỏe mạnh, nhờ người khác giữ hộ.

Sau khi qua đời, người nhà không được khóc. Khóc có ích gì, cố gắng

niệm phật sẽ giúp ích cho người đã khuất hơn. Áo liệm cứ dùng đồ cũ, áo

mới để dành quyên góp cho người khác, xem như tích đức cho người

khuất núi.

Không dùng quan tài lớn, không làm mộ lớn, những việc lãng phí như

thế không có lợi cho người đã khuất. Khi căn dặn chuyện hậu sự, đại sư

muốn đệ tử chú ý:

1. Nếu khi tụng kinh mà thấy nước mắt tôi rơi, thì đấy không phải lưu

luyến thế gian, nhớ nhung người thân, mà là do một cảm xúc buồn vui lẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.