NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 191

lộn.

2. Khi hơi thở tắt, thân xác đã lạnh, đưa đi hỏa táng, trên người chỉ mặc

một chiếc quần ngắn cũ là đủ. Khi đặt di hài lên bàn thờ, phải đặt bốn bát

nhỏ đổ đầy nước dưới chân bàn thờ, đừng để kiến hay côn trùng bò lên.

Đại sư đặc biệt căn dặn đệ tử như vậy là vì người chết không cần mặc

quần áo nữa, quần áo có thể để lại cho những người cần dùng đến. Người

đời khi chết không chỉ muốn được hậu táng, muốn đem theo vàng bạc châu

báu của cõi trần, còn phải chiếm lấy một mảnh đất quý theo phong thủy.

Chết rồi còn không buông bỏ được, huống chi là khi còn sống? Con người

gánh bao nhiêu tham niệm như vậy, có thật sự hạnh phúc không? Có người

cho rằng người chết hồi còn sống chưa được hưởng thụ nên khi chết phải

làm tang lễ cho họ thật hoành tráng. Đáng tiếc, cho dù có bao nhiêu đồ ăn

ngon, áo đẹp, người chết cũng không dùng được, tất cả chẳng qua cũng chỉ

để thỏa mãn mong muốn của người đang sống mà thôi.

Hai ngày trước lúc lâm chung, đại sư Hoằng Nhất viết bốn chữ “Buồn

vui lẫn lộn” giao cho đệ tử của mình là thiền sư Diệu Liên. “Buồn vui lẫn

lộn” nghĩa là vừa buồn vừa vui; cũng có nghĩa là không vui không buồn.

Sau khi đại sư Hoằng Nhất viên tịch, ông Hạ Miễn Tôn đã nhận được

một bức thư của ngài, viết rằng: “Gửi cư sĩ Miễn Tôn: Con người mục nát

này đã về với trời vào ngày mùng 4 tháng 9, nay xin gửi người một bài kệ,

nội dung như sau: Quân tử chi giao, kỳ đạm như thủy; chấp tượng nhi cầu,

chỉ xích thiên lý. Vấn dư hà thích, khoách nhi vong ngôn; hoa chi xuân

mãn, thiên tâm nguyệt viên.”

[21]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.