Lời nói đầu
Nhắc tới đại sư Hoằng Nhất
, nhiều người sẽ lập tức nhớ tới một cái
tên khác - Lý Thúc Đồng. Ngài xuất thân trong một gia đình thương nhân
giàu có, hồi còn trẻ ăn ngon, mặc đẹp, thích rất nhiều thứ thuộc nhiều lĩnh
vực như âm nhạc, hý kịch, mỹ thuật, thơ ca, khắc ấn, vàng bạc đá quý, thư
pháp, giáo dục, triết học, dù là lĩnh vực nào ngài đều có trình độ hơn
người.
“Trường đình ngoại, cổ đạo biên
Phương thảo bích liên thiên”
(Tạm dịch:
Ngoài trường đình, bên đường cũ,
Cỏ thơm xanh tận chân trời.)
Bài thơ “Tống biệt” đã làm cảm động biết bao người. Tuy nhiên, một
tài tử tuyệt thế như vậy, tới độ trung niên lại đột ngột từ bỏ hồng trần, xuất
gia đi tu, sống cuộc đời tăng lữ khổ hành với một chiếc cà sa, một cây
trượng, chịu đạm bạc, ôm quạnh hiu.
Trong 24 năm, từ lúc đại sư xuất gia tới khi viên tịch, ngài đã chuyên
tâm tu hành, dày công nghiên cứu Phật học, phát huy mạnh mẽ Phật pháp,
phổ độ chúng sinh, giúp cho Phật Giáo Nam Sơn Luật Tông thất truyền
nhiều năm được phục hưng. Ngài được đệ tử Phật môn tôn là thế tổ đời
thứ 11 của Luật Tông, để lại cho người đời của cải tinh thần vô tận.
Tại sao đại sư Hoằng Nhất lại xuất gia, là vì ngài đã chán ngán với trần
thế, hay vì ngài đã nhìn thấu nhân sinh? Rất nhiều người không hiểu được.