Khi còn sống, đại sư có một câu nói, “Lấy tinh thần xuất thế, để làm sự
nghiệp nhập thế”, đây có thể coi là lời giải thích hay nhất cho việc ngài
xuất gia. Còn nói tới duyên cớ xuất gia, chính đại sư từng nói thế này:
“Có không ít người phỏng đoán nguyên nhân tôi xuất gia, hơn nữa còn
tranh luận rất nhiều. Tôi không muốn đi thông cáo với thiên hạ tại sao tôi
xuất gia, vì mỗi người khi làm việc gì, đều có nguyên tắc, hứng thú,
phương thức và cách lý giải của riêng họ, những thứ này sẽ không bao giờ
giống nhau, cũng có thể nói người khác sẽ không thể hiểu được, vậy nên
dứt khoát không nói ra, dần dần người khác cũng sẽ quên nó đi. Còn về
tâm tư tôi lúc đó, tôi nghĩ phần nhiều là vì tôi muốn theo đuổi một cách
thức cao hơn, lý tưởng hơn, để giáo hóa bản thân và người đời!”
Nửa đời trước của đại sư Hoằng Nhất, ngài đã sống rất sôi nổi, tất cả
những việc mà bản thân yêu thích, ngài đều làm từng việc một; tất cả
những khổ đau mà bản thân nên gánh chịu, ngài cũng đã gánh chịu hết. Từ
nhỏ ngài đã mất cha, sau khi lớn lên thì mất mẹ. Ở Nhật Bản, ngài gặp
được người phụ nữ làm mình động lòng và đã mạnh dạn theo đuổi. Thân là
thầy giáo, ngài đã làm tốt nhất có thể, thậm chí còn nguyện từ bỏ tu hành vì
học phí của học trò, nỗ lực làm việc kiếm tiền giúp cậu học trò hoàn thành
sự nghiệp học tập. Có người sẽ không hiểu được tại sao đại sư lại phải từ
bỏ xuất gia tu hành, chỉ có đại sư mới biết, nếu không từ bỏ sẽ không có
cách nào thực hiện được lý tưởng giáo hóa bản thân và người đời. Cũng
giống như việc chúng ta cầm quá nhiều thứ trong tay, nếu không biết bỏ
xuống thì sẽ càng ngày càng nặng, hơn thế nếu gặp được thứ gì thấy thích
hơn, sẽ phát hiện ra rằng mình không thể đưa tay đón nhận chúng nữa. Lúc
này, chỉ có bỏ thứ đang cầm trong tay xuống, mới có được thứ mới. Nếu
một người vừa muốn đạt tới cảnh giới cao nhất của việc tu hành, lại không