do Lý Thúc Đồng đích thân biên soạn. Với điều kiện lúc đó, sai sót là việc
khó mà tránh được, Lý Thúc Đồng hoàn toàn có thể, cũng có đầy đủ lý do
để biện giải cho mình. Nhưng ông không vì thế mà nói học sinh nọ gây sự
vô lý, ngược lại còn biểu dương học sinh đã tìm ra lỗi sai. Tuy đây chỉ là
chuyện nhỏ, nhưng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh ấy.
Thật ra, khoan dung không chỉ là một cách thông cảm với người khác,
cũng là một cách giải thoát cho bản thân.
Bà Du là một bệnh nhân mắc chứng động kinh, chồng thì bị tai biến
mạch máu não phải nằm liệt giường. Bà không được đi học nên chẳng có
bằng cấp để mà kiếm một công việc tử tế, cả nhà đều sống dựa vào công
việc giặt quần áo của bà, cuộc sống rất vất vả. Nhưng bà Du rất thanh
thản, bởi vì bà có một đứa con hiểu chuyện. Nhưng trong một lần tham gia
bữa tiệc đốt lửa trại, đứa con duy nhất của bà không may bị một thanh niên
say rượu dùng bình thủy tinh giết chết khi mới chỉ 19 tuổi. Bà Du đáng
thương, ngay đến việc gặp con trai lần cuối cũng không được. Bà không
thể tha thứ cho người đã giết hại con trai mình. Thù hận luôn đằng đẵng
bám theo như một cái bóng khiến cho bà đau khổ.
Cho đến một ngày, khi bà Du đang giặt quần áo bỗng nhớ tới “kẻ thù”
năm đó nay cũng đã 19 tuổi rồi, cùng tuổi với đứa con đã mất của mình.
Nếu như con trai bà còn sống, chắc cũng sẽ có tiền đồ và hy vọng đẹp đẽ
đang chờ đợi nó. Nhưng “kẻ thù” hiện giờ vẫn đang ở trại giam vị thành
niên, sau khi trở về với xã hội, liệu cậu ta còn phát triển được gì nữa? Đặt
mình vào hoàn cảnh của người khác, mẹ của “kẻ thù” chắc chắn cũng rất
buồn. Đột nhiên bà Du rất muốn đi thăm “kẻ thù” này. Nhờ sự sắp xếp của
bạn bè, bà đến trại giam vị thành niên để gặp người thanh niên đã giết chết
con trai bà năm đó. Chàng trai này vừa gặp bà Du liền nắm chặt lấy tay bà
mà bật khóc, không ngừng nói “cháu xin lỗi, cháu xin lỗi”. Bà Du ôm lấy