NỮ HOÀNG TỰ DO AI CẬP AHHOTEP - Trang 5

Duy có một thành phố đứng lên chống lại cuộc xâm lược của người
Hyksos: Thebes, nơi góa phụ của vị pharaoh cuối cùng, Teti, vẫn còn trị vì.
Nhưng Nữ hoàng Teti biết sớm muộn gì thần dân của bà cũng sẽ bị khuất
phục trước sự bạo tàn của người Hyksos.

Tuy nhiên, Nữ hoàng Teti có người con gái tuổi tròn mười tám tên là
Ahhotep. Dữ dội, xinh đẹp, và can trường, Ahhotep không bao giờ chấp
nhận thất bại.

Nàng quyết định khơi lại ngọn lửa kháng chiến chống giặc ngoại xâm của
dân tộc Ai Cập.

Tác giả kết hợp những sự kiện trong lịch sử với trí tưởng tượng phong phú
để kể lại câu chuyện có thật về người nữ anh hùng Ai Cập cổ đại Ahhotep.
Nếu không nhờ lòng can đảm và tình yêu nước nồng nàn của Nữ hoàng
Ahhotep, thung lũng của các vị vua và kho tàng vô giá của các vị pharaoh
sẽ không bao giờ tồn tại cho đến ngày nay.

NỮ HOÀNG TỰ DO AHHOTEP

Khoảng năm 1690 trước Công nguyên, Ai Cập nằm dưới ách thống trị của
người Hyksos. Thế nhưng có một nàng công chúa trẻ tuổi dám đứng lên
đánh đổ ách áp bức của quân xâm lược. Tên nàng là Ahhotep. Nàng bắt đầu
đánh thức lương tâm của đồng bào với rất ít cơ may thành công. Trong
tiếng Ai Cập, Ah-hotep cấu thành từ hai chữ: Ah là vị thần mặt trăng hung
hãn và đáng sợ, còn Hotep có nghĩa là “hòa bình”, “trọn vẹn”. Do đó, có thể
dịch cái tên Ahhotep là “Trăng Tròn” - nói cách khác là sức mạnh phá tan
bóng đêm - hoặc “Chiến tranh và Hòa bình”.

Có ba con người, ba vị pharaoh để lại dấu ấn trong cuộc đời của Nữ hoàng
Ahhotep: phu quân của bà, Seqen-en-Ra, và hai con trai, Kames và
Ahmose. Ngay từ ban đầu, Nữ hoàng đã hy sinh rất nhiều công sức cho
công cuộc tái thống nhất vùng Thượng và Hạ Ai Cập.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.