Trong lịch sử 3.000 năm vĩ đại, Ai Cập cổ đại trải qua bao giai đoạn thăng
trầm. Một trong những giai đoạn thăng trầm đó đánh dấu chấm hết của thời
đại Trung Vương quốc - thời kỳ thái bình, hòa hợp, và ổn định khởi đầu vào
khoảng năm 2060 trước Công nguyên.
Vào thế kỷ 18 trước Công nguyên, Ai Cập đứng trước nguy cơ xâm lược
của người Hyksos ở Đông Bắc.
Trong tiếng Ai Cập, người Hyksos không biết có phải được mệnh danh là
“Hekau Khasut”, tức “Hoàng tử của miền đất lạ”, hay không? Người ta vẫn
tiếp tục tranh cãi, song chắc chắn rằng họ là người Canaan, người Anatolia,
người Châu Á, người Caucasus, người Cryrus,... Đây là cuộc xâm lược đầu
tiên nhắm vào Ai Cập.
Người Hyksos chiếm đóng suốt một quãng thời gian dài hơn một thế kỷ.
Quân xâm lược thiết lập trung tâm quân sự và thương mại tại vùng châu thổ
ở Avaris.
Thebes là kinh thành duy nhất vẫn còn kháng cự lại quân xâm lược.
Teti lên ngôi Nữ hoàng sau khi chồng bà (vị pharaoh cuối cùng trị vì
Thebes trước khi bị chiếm đóng) băng hà. Bà cần có lòng can đảm lớn lao
để duy trì nền độc lập của Thebes. Tuy nhiên, sự cứu giúp lại đến từ con gái
bà, Ahhotep, người được mặt trăng che chở và quyết tâm chống giặc.
Ahhotep là vị nữ anh hùng dân tộc Ai Cập, bà kêu gọi người dân Thebes
thành lập lực lượng giải phóng và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực
quân sự. Bà còn hơn cả một vị Nữ hoàng nhờ có công khôi phục những giá
trị không thể thiếu của xã hội pharaoh. Theo các nhà sử học và người viết
tiểu thuyết, Ahhotep tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ quyến rũ khó
quên; người phụ nữ nói “không” với sự chiếm đóng và hành động man rợ.
Khoảng năm 1730 trước Công nguyên, Thebes là nơi cuối cùng còn tồn tại
nền văn minh Ai Cập. Ở phía bắc kinh thành, cả vương quốc nằm dưới ách
áp bức của người Hyksos và bạo chúa Apophis. Ở phía nam có người Nubia