gật đầu nói rằng việc nên làm. Từ đó, Lan và Tuấn bắt đầu giao du hào kiệt,
tụ họp bè đảng, tựu nghĩa ở xứ Đường Lâm.
* * *
Sau khi về Hát Môn hội quân dưới ngọn cờ tiết chế của Hai Bà Trưng, Lan
và Tuấn được giao nhiệm vụ đem quân bản bộ quét sạch giặc ở hạt Thao
Giang. Hai chị em vui mừng nhận lệnh, thủy bộ cùng tiến, quân đi tới đâu
giặc tan tới đó, chẳng bao lâu đã tới trang Văn Lang. Giặc đóng ở đây chỉ
có một đồn nhỏ đã tan chạy trước khi nghĩa quân kéo tới.
* * *
Lê nữ tướng quân họp với các tướng, ban lệnh bố phòng. Nữ tướng đóng
trên núi Ao Giời, trong rừng cọ, phó tướng đóng ở thung lũng chân núi. Mé
ngoài là một dãy đồi, có hai trại quân để giữ lối vào thung lũng.
Từ rừng tới bến, bốn quân doanh : Nam, Bắc, Đông, Đoài, ngày đêm tuần
tiễu, có đồn kiểm soát thuyền bè xuôi ngược ở bến sông, cho dân họp chợ
như cũ. Nữ tướng quân thấy thung lũng nằm giữa núi đồi nên cho phát
quang cấy lúa, đặt tên là Đồng thóc. Nàng điều quân giúp dân đánh gốc bốc
trà ở một dải đồng hoang ngoài khu đồi, rồi đặt tên cho nơi đó là Đồng phì
nhiêu. Xong đâu đấy nữ tướng quân mở hội lớn, giã gạo nếp làm bánh dầy,
mổ trâu lấy da căng làm nồi nấu thịt. Ngày mười hai tháng giêng, trời đẹp,
nắng ngọt, Lê nữ tướng đại duyệt quân sĩ ở bến Cát Lớn.
* * *
Nữ tướng quân nhận được lệnh của Trưng nữ chủ triệu về bàn kế hoạch đại
phá Luy Lâu. Được lệnh đánh giặc, ai nấy đều phấn khởi, quân sĩ đánh
trống múa nhảy, nhân dân đem gạo và rượu đến mừng. Việc giao cho một
vị tùy tướng họ Nguyễn, trấn giữ vùng thượng châu Thao Giang. Còn nữ
tướng quân cùng phó tướng Lê Anh Tuấn đem đại quân về gặp Trưng nữ
chủ nhận lệnh.
Trận đánh Luy Lâu kéo dài nửa tháng. Hôm đó Trưng nữ chủ được tin đạo
quân Đông Bắc của giặc về cứu viện Luy Lâu theo đường thủy đã bị Lê
Chân nữ tướng đánh tan, còn đạo quân Tây Bắc do tên tướng nổi danh Lâm