phải nuôi thân chật vật bằng lao động của hai bàn tay mọn của mình.
Người ta vì vậy phải sử dụng đến những biện pháp đơn giản và hữu hiệu
hơn để mở ra cho thiên tài một con đường, bất kể thiên tài từ đâu đến.
Người ta cũng phải mở cánh cửa khải hoàn cho các lực lượng công dân...
Thời đại mới cần hành động và sức mạnh tươi mát hơn là tên tuổi và địa
vị.” (Tướng tài Gneisenau của Phổ, 1806).
Phổ thua rất đau đớn, nhưng
có lẽ vì thế mà đã hiểu được nguồn gốc của sức mạnh vĩ đại của cuộc
cách mạng Pháp: “Cuộc Cách mạng (Pháp) đã biến cả sức mạnh quốc
gia của nhân dân Pháp thành hành động ...biến sức sống trong con người
và sức mạnh của của cải thành một loại tư bản phát triển lan nhanh, và
bằng cách đó đã phá vỡ các quan hệ cũ của các nhà nước với nhau và sự
cân bằng dựa trên đó. Nếu các nhà nước khác muốn lập lại thế cân bằng
này, họ phải mở cửa và sử dụng những biện pháp (cách mạng) đó!”
(Gneisenau). Họ đã hiểu và đã sử dụng những biện pháp cách mạng đó.
[Chỉ có nước Nga là nước không thua mà ngược lại thắng Napoleon nên
cảm thấy không cần thiết cải cách, mãi cho đến chiến tranh Krim 1853-
55, dưới Nga Hoàng Alexander II, chế độ nông nô được bãi bỏ (nhưng
mãi đến 1861 mới thực sự được thực hiện) và bắt đầu công nghiệp hóa].
Ngay năm 1818 tất cả các rào cản thuế quan giữa các vương quốc Đức
được xóa bỏ, một biểu thuế chung được áp dụng, và đến năm 1834 mười
tám trong số 34 vương quốc Đức đã vào “Hội thuế quan Đức” (Deutscher
Zollverein). Một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu. Quan hệ bẩn chật
đã từng làm tê liệt hàng triệu đôi cánh tài năng muốn vươn lên đang bị
dần xóa bỏ.
Công cuộc cải cách lớn nhằm phát triển công nghiệp và doanh nghiệp,
đánh thức sáng kiến cá nhân, cởi trói các lực lượng kinh tế, đánh thức tinh
thần kinh doanh, chịu rủi ro, xóa bỏ truyền thống cũ, khuếch trương tính
năng động, năng suất, cạnh tranh, phát triển “giáo dục kỹ nghệ, máy
móc”. Đó là những đòi hỏi bức thiết và phải được đáp ứng kịp thời. Đấy
là nhiệm vụ của bộ máy hành chính Phổ.
Giáo dục - đào tạo