(Heiliges Römisches Reich Deutscher Nation) bây giờ chấm dứt. Một
vương quốc cũ kỹ, nặng nề, lạc hậu về mọi mặt, không có thực lực trước
sức mạnh cách mạng của các nước láng giềng. Phổ không những mất các
đại học ở vùng phía Tây và Franken, mất luôn cả đại học chính là Halle.
Đại học Berlin (Humboldt) được xây dựng năm 1810 không phải trong
thế mạnh của Phổ, mà là trong thế yếu, suy sụp, xây dựng đại học đó để
“bù đắp lại những gì mất mát về vật chất”, như vị vua Phổ nói năm 1807.
Thế giới chứng kiến ở thế kỷ 19 một sự “lội ngược dòng” của dân tộc
Đức trong khoa học kỹ thuật và kinh tế, công nghiệp. Là một dân tộc
không thiếu tài năng, nhưng do chế độ chính trị và kinh tế lạc hậu nên nền
khoa học Đức vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 cũng lạc hậu theo. Hai
cuộc cách mạng kỹ nghệ đã bắt đầu tại Anh từ giữa thế kỷ thứ 16 và 18
với máy công cụ phục vụ cho sản xuất lớn trong các xí nghiệp thay cho
sản xuất thủ công, và máy động cơ hơi nước áp dụng trong giao thông vận
tải. Trong khi đó Đức vẫn còn là một nước nặng về nông nghiệp với 85%
dân sống ở nông thôn. Nước Đức là một bãi chiến trường triền miên trước
đó với những sự tàn phá nặng nề [Chiến tranh- ba-mươi-năm,
Dreißigjähriger Krieg 1618-48; Chiến tranh Schlesien 1740-45; Chiến
tranh-bảy-năm, Siebenjähriger Krieg 1756-63], không có hệ thống giao
thông nối liền địa lý với nhau, không có một thị trường chung, bị chia cắt
bởi quá nhiều hàng rào thuế quan giữa các bang. Mù chữ trong dân chúng
phổ biến. Dân số đang trên đường bùng nổ. Giữa năm 1816 và 1850 dân
số đã tăng từ 24.8 triệu lên 35.5 triệu và đến 1900 tới 56.3 triệu. Sự tăng
dân số một mặt đẩy đa số nhân dân vào cảnh nghèo túng, đôi khi đói như
những năm 1847 sau nhiều năm mất mùa liền, mặt khác sẽ là nguồn lao
động rẻ kịp thời cho cuộc công nghiệp hóa diễn ra sắp tới.
Về khoa học, năm 1794 cách mạng Pháp đã khai sinh ra một mô hình
đại học mới, “École Polytechnique”, để đào tạo kỹ sư xây dựng quân sự
và dân sự trên nền tảng của toán học-khoa học tự nhiên ở trình độ cao
nhất. Napoleon là người rất hiểu sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Những
tên tuổi nổi tiếng của nền toán và khoa học Pháp được đưa về đó hoạt
động: Lagrange, Laplace, Poisson, Cauchy, Monge, Prony, Poinsot,
Poncelet, Ampère, Gay-Lussac, Berthollet.... École Polỵtechnique đã làm