NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 32

Những khám phá của Galilei và Kepler vào những năm đầu thế kỷ thứ

17 chứng minh được sự đúng đắn của hệ thống Copernicus (công bố giữa
thế kỷ 16), từ thế giới quan lấy trái đất làm trung tâm (geozentrisch)
chuyển qua thế giới quan lấy mặt trời làm trung tâm (heliozentrisch), rằng
trái đất không phải là trung tâm vũ trụ, mà quay xung quanh mặt trời, và
mọi thiên thể đều quay xung quanh mặt trời. “Không có gì ảnh hưởng to
lớn đến suy nghĩ của con người bằng hệ thống Copernicus” như Goethe
nói. Kepler, ngoài ba định luật của ông về quỹ đạo của các hành tinh xung
quanh mặt trời, còn cắt nghĩa hấp lực (Anziehungskraft) của quả đất lên
mặt trăng, và đưa ra khái niệm hấp lực chung - nhưng hãy còn mơ hồ -
giữa các khối vật chất dù ở khoảng cách xa với nhau.

Năm 1687, trong tác phẩm Pincipia, khái niệm này đã tìm được sự

chính xác trong trong hệ thống vật lý-toán học của Newton (cơ học vũ trụ,
Himmelsmechanik). Hệ thống của Newton đã thêm một bước nữa, đặt nền
tảng cho khoa học kéo dài đến đầu thế kỷ thứ 20. Cùng lúc phép toán tích
phân của Newton và Leibniz đã mang lại một bước quyết định cho việc
nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên bằng toán học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.