ra chữ in cho thế giới, có đặc tính là “chữ lưu động”, “chạy lung tung” và
loài người đã vô cùng biết ơn phát minh vĩ đại này]. Nhưng đặc tính của
nó là có quy tắc và logic chặt chẽ. Nói tiếng Đức bạn phải động não
nhiều, phải biến thiên mỗi danh từ, tính từ theo chức năng và vị trí của nó,
phải chia trước động từ, xé động từ ra hay để chung, rồi xắp xếp các phần
vào đúng vị trí tùy theo từng loại mệnh đề, V.V.. Nói tiếng Đức bạn phải
có tính “nhìn trước nhìn sau”, tổ chức, phải “nhanh trí” bố trí hết kiến trúc
câu cú xong rồi mới nói, nghĩa là phải suy nghĩ, động não nhiều trước khi
nói. Nhưng bạn đừng sợ, sống ở Đức vài năm rồi bạn cũng sẽ làm được
thôi, nghệ thuật nhiều hay ít là tùy theo công sức đầu tư của bạn. Thực
hành làm nên thầy mà, “Übung macht Meister”, như người Đức thường
nói. Tiếng Đức có thể là một phương tiện giúp bạn năng động hơn trong
tư duy.
Nhưng đằng sau cái “vỏ” công thức cứng nhắc và có vẻ khô khan ấy lại
là một ngôn ngữ vô cùng phong phú, hình tượng, sinh động, gợi cảm và
thi vị. Tiếng Đức là ngôn ngữ diễn đạt được nhiều khái niệm trừu tượng,
nhiều “nuances”, cũng như gây ấn tượng mạnh. Học tiếng Đức bạn sẽ
thấy điều đó. Có lẽ vì thế không lạ lùng (hoặc lạ lùng) khi người ta
thường nói Đức là dân tộc của “những thi sĩ và nhà tư tưởng” (ein Volk
der Dichter und Denker). Điều đó đúng. Đức là một dân tộc có rất nhiều
thi sĩ (mà ít người Việt nam biết tới) và của nhiều nhà tư tưởng lớn, điều
được biết ít nhiều hơn. Nhưng không những chỉ có thi ca và tư tưởng, nếu
chỉ có thế thôi thì đất nước đó không thể giàu có, không thể nổi tiếng với
“Made in Germany” được.
Đó còn là một đất nước của những thiên tài
khoa học, những con người đầy óc sáng tạo và khai phá trên mọi lĩnh vực
của cuộc sống, để xây dựng đất nước đẹp “như thiên đường”, vâng đáng
lẽ còn đẹp hơn nhiều, cao cả hơn nhiều. Một đất nước của những Wilhelm
Conrad Röntgen, Robert Koch, Emil von Behring, Heinrich Hertz, Max
Planck, Albert Einstein, Werner Heisenberg, Otto Hahn, Nikolaus Otto,
Carl Benz, Gottlieb Daimler, Carl Linde, Werner von Siemens, Rudof
Diesel, Carl Friedrich Gauss, Bernhard Riemann, David Hilbert, một
Euclid thứ hai. Đất nước của 31 nhà khoa học được giải thưởng Nobel
trong thời gian 1901-1933 (Mỹ: 6). Nếu như âm thanh tiếng Đức nghe có