NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 31

vẻ “thô thiển”, thì chính các dân tộc nói tiếng Đức đã sản sinh ra những
nhà soạn nhạc cổ điển “huyền thoại” bất diệt cho thế giới: Bach, Mozart,
Beethoven, Brahms, Händel, Richard Strauß, Wagner, Haydn, chỉ kể một
vài tên tuổi nổi bật, mà nếu không có họ không thể có kho tàng âm nhạc
cổ điển đồ sộ như đã có.

Dân tộc Đức có một lịch sử không kém thăng trầm, rất vinh quang, lại

có lúc rất bi thảm, nhưng trước nhất đó là một dân tộc rất sáng tạo trong
mọi mặt của cuộc sống, từ thủ công đến khoa học, kỹ thuật, hội họa, âm
nhạc, thi ca và triết học, một dân tộc có những đức tính lao động cần cù
rất cao quý. Nói đến nước Đức là nói đến lao động cần cù, chân tay cũng
như trí óc, là sự đúng giờ, tính chính xác, sống có nguyên tắc, kỷ luật, trật
tự và vệ sinh. Tất cả đều trở thành triết lý, như “khuôn mẫu”. Nước Đức
là xứ sở của lao động không mệt mỏi, của tư duy một cách hệ thống và
đến cùng (gründlich). Nhưng đồng thời cũng là đất nước có rất nhiều nhà
thơ, rất trữ tình, lãng mạn, nhưng lại rất trí tuệ!

Muốn nói đến những thành tựu khoa học nổi bật của dân tộc Đức, điều

mà chúng tôi muốn nói trong cuốn sách này, không thể không nói đến thế
kỷ thứ 19. Đó là thế kỷ mà lịch sử thế giới và khoa học có những bước đi
khổng lồ chưa từng thấy trước đó. Đấy là thế kỷ mà “các lực lượng khoa
học và công nghiệp được đánh thức ở mức độ không một thời kỳ nào
trong sự phát triển của loài người trước đó có thể hình dung được” như
Karl Marx nói. Đấy là thời kỳ “phục hưng” của trí tuệ Đức, của khoa học,
kỹ thuật, kinh tế, và cũng của thơ văn và tư tưởng. Ngay nhà thơ Goethe
cũng có một dụng cụ thí nghiệm về điện. Các lực đẩy và hút của điện đã
được ông đưa vào tiểu thuyết theo nghĩa bóng. Hàng loạt thiên tài khoa
học xuất hiện để khai phá thế giới chúng ta, từ những vật chất nhỏ nhất và
những tia quang học mắt thường không cảm nhận được đến những thế
giới xa xôi của vũ trụ. Thế kỷ thứ 19 là thế kỷ con người thay đổi thiên
nhiên và chính mình, thế kỷ của lòng tin vào khoa học, của sức mạnh
khoa học, của ý muốn “Khoa học trở thành tôn giáo” (Virchow) và nhà
khoa học là những “mục sư”. Nhưng hãy bắt đầu từ giai đoạn thoát thai
của khoa học tự nhiên một chút.

Từ thế kỷ thứ 17...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.