“Và như thế, thưa Quý Ông, chúng ta không muốn để bị đánh lạc trong
niềm tin rằng hoạt động nghiên cứu và phát minh của chúng ta sẽ đưa
nhân loại đến các bậc thang văn minh cao hơn, làm cho nhân loại cao
quý và đến gần hơn những mục tiêu lý tưởng họ muốn vươn tới, rằng thời
đại khoa học đang diễn ra sẽ làm giảm đi cảnh khổ của cuộc sống và
bệnh hoạn dai dẳng của nhân loại, tăng cường sự hưởng thụ, làm cho
nhân loại tốt hơn, hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với số phận mình. Và
nếu chúng ta không luôn luôn nhận thức rõ con đường đã dẫn đến tình
trạng tốt đẹp này thì chúng ta hãy giữ chặt niềm tin chúng ta rằng ánh
sáng của sự thật mà chúng ta nghiên cứu không dẫn chúng ta vào con
đường lầm lạc, rằng sức mạnh mà nó đã đưa vào phục vụ nhân loại
không thể nào hạ thấp nhân loại mà phải đưa nhân loại lên một nấc thang
cao hơn của cuộc sống.”
Đó là sự lạc quan của một xã hội đang lột
xác, một thời đại mới huy hoàng như hừng đông chói chang đang ló dạng.
Năm 1870 nước Đức vẫn còn thua kém nước Anh là nước phát triển
nhất, hàng đầu và thường được lấy để làm cái thước đo lường. Tỉ lệ của
các doanh nghiệp chưa cơ khí hóa còn cao, hệ thống xe lửa chưa phát
triển toàn diện hẳn, việc áp dụng các công nghệ mới vẫn còn kém, mặc dù
Đức đã khắc phục sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Anh. Nhưng trong thời
gian tiếp theo Đức đã bắt kịp Anh trong lĩnh vực các ngành công nghiệp
truyền thống (sắt, thép và máy móc), vượt qua Anh trong lĩnh vực các
ngành công nghiệp mới (hóa chất, điện). Đức từ một nước “chạy theo” trở