NƯỚC ĐỨC THẾ KỶ XIX - Trang 87

con người nổi bật sống trong thế kỷ đó. Dưới thời vua Friedrich I và
Sophie Charlotte Berlin đã phát triển thành một trong những trung tâm
văn hóa châu Âu, đặc biệt dưới thời của Friedrich II, một nhà vua trí thức,
“được khai sáng” (aufgeklärt), rất yêu và chăm sóc văn hóa. Ông đã sáng
tác 121 bản sonate. Voltaire đã nhận xét 1740: “sparta ward zu Athen”,
một dân tộc thường xuyên chiến chinh nay đã trở thành một dân tộc văn
hóa, hay Madame de Stael năm 1810 viết trong quyển sách “De
L'Allemange”: Phổ, “c'est la patrie de la pensée”, là một đất nước của tư
duy, tư tưởng. Weimar cuối thế kỷ thứ 18 là trung tăm văn hóa huy hoàng
của Đức. Người ta thường nói về một sự liên hệ “Weimar-Athen”. Sang
đến thế kỷ 19, Phổ đã có được một nền văn hóa quốc gia huy hoàng cho
nước Đức thống nhất tương lai. Năm 1829 cuộc trình diễn hoành tráng tác
phẩm “Matthäus-Passion” của Bach -sau 100 năm- bởi Felix
Mendelssohn-Bartholdy tại Singakademie vừa mới xây dựng xong theo
kiến trúc của Schinkel, với một đội ca 158 người, trước sự hiện diện của
800-900 khán giả, trong đó có nhà vua, thành viên của triều đình, với sự
có mặt của nhiều khách danh tiếng như Schleiermacher, Hegel, Heine
(trong khi 1000 người khác bị từ chối) đã thành công vũ bão khiến Berlin
trở thành thủ đô của Johann Sebastian Bach và thế kỷ 19 là thế kỷ phục
hưng của Bach! (và cũng là thế kỷ của Beethoven). Người Đức nghĩ về
truyền thống quốc gia, ngưỡng mộ nghệ thuật Đức (deutsche Kunst) một
cách ý thức hơn. Sau Phục hưng của Bach, đến phục hưng của Händel.
Khi một giai đoạn sáng tạo lớn kết thúc -Weber mất 1826, Beethoven
1827, Schubert 1828, Arnim 1831 và Goethe 1832 - thì người ta lại càng
nhìn về quá khứ huy hoàng.

Nhà khoa học Boltzmann (gốc Áo) đã tự nói về mình: “Tôi cảm ơn các

tác phẩm của Goethe, mà Faust có lẽ là tác phẩm lớn nhất trong tất cả các
tác phẩm và từ đó tôi lấy các phương châm cho các cuốn sách đầu tiên
của tôi, tôi cảm ơn các tác phẩm của Shakespeare v.v., sự cao quý nhất về
tinh thần; nhưng với Schiller thì có khác, với Schiller tôi đã trở thành tôi,
nếu không có Schiller có thể có một người với bộ râu và cái mũi như tôi,
nhưng không bao giờ có tôi!”

[31]

Miếng đất văn hóa đã tác động mạnh mẽ

lên con người. Trong khi Boltzmann chịu ảnh hưởng mạnh của Schiller

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.