ra và phải tìm cách giúp đưa ra giải pháp. Ngược lại những người đại diện
cho kỹ nghệ cần phải tin tưởng vào sức mạnh của khoa học. Althoff vào
nửa năm cuối đời có ý tưởng thành lập các viện vật lý và hóa học qui mô
lớn hơn theo hướng thuần nghiên cứu, nhưng rồi ông mất. Ý tưởng đó
được người người kế nhiệm là Friedrich Schmidt-Ott và Adolf Harnack
thực hiện, sau khi được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học tên tuổi khác,
và thuyết phục được vua Wilhem II. Bị vong lục (Denkschrift) của
Harnack một năm trước đó ra đời làm nền tảng tinh thần chuẩn bị cho
việc thành lập. Vào dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học
Berlin, ngày 11 tháng 10 năm 1910, vua Wilhelm II tuyên bố chính thức
thành lập Trung tâm nghiên cứu Vua Wilhelm (Kaier-Wilhelm-
Gesellschaft) mà chủ tịch đầu tiên là Adolf Harnack. Giống như Hiệp hội
Göttingen, kỹ nghệ, khoa học và nhà nước hợp tác với nhau trên bình diện
rộng hơn. Harnack làm chủ tịch đến khi mất năm 1930. Ông là một nhân
vật rất nổi tiếng trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho Đức đầu thế
kỷ 20, mặc dù ông xuất thân là một thần học. Ông đã tuyên bố về mục
đích của Trung tâm: “Khoa học thuần túy và không phải gì khác hơn
được nghiên cứu ở đây, nhưng chúng ta không hoài nghi rằng lợi ích vật
chất đầy đủ sẽ không thiếu cho những suy nghĩ lớn và thuần túy.”
nghĩ tương tự như những suy nghĩ của Humboldt mà chúng ta đã thấy và
nó đã được chứng minh là đúng. Thực tế các nghiên cứu của Trung tâm
Kaiser-Wilhelm tuy mang tính chất ứng dụng nhưng có nội dung lý thuyết
cao.