Aspirin, vì theo Cơ quan bản quyền của Đức, acetylsalicylic acid đã được
một số người khám phá trước đó, thí dụ như Charles Gerhardt (Pháp)
1853 dưới dạng chưa tinh khiết, hoặc Hermann Kolbe (Đức) 1873. Nhưng
tên tuổi của Felix Hoffmann đã gắn liền đến viên thuốc giảm đau màu
nhiệm Aspirin cho cả thế giới. Năm 1969 Aspirin được mang theo trên
phi thuyền Apollo lên mặt trăng. Năm 1948 một bác sĩ ở California, Dr.
Lawrence Craven, nhận thấy rằng trong 400 bệnh nhân ông cho uống
Aspirin thường, không ai bị tai biến vế tim. Ngày nay, sau hơn một trăm
năm khám phá, hơn 40.000 tấn aspirin được sản xuất mỗi năm.
1898: Marie và Pierre Curie phát hiện Polonium và Radium có mang
tính chất phóng xạ, đặc biệt rất mạnh ở Radium. Pierre Curie nhận thấy
một gram nguyên tử Radium tỏa ra một nhiệt lượng 22.5 Kilocalori/giờ,
tương đương với nhiệt lượng của một gram hydro khi cháy. Lần đầu tiên
ông đã đo được “năng lượng nguyên tử”. Một trong những ứng dụng là
phương pháp xạ trị trong y học. Nhưng chưa ai ngờ đến hậu quả lớn lao
của nó cho nhân loại cho đến năm 1905 khi Albert Einstein trong Lý
thuyết tương đối đặc biệt (Spezielle Relativitätstheorie) rút ra kết luận,
trọng lượng chính là thước đo cho năng lượng chứa trong một vật, chính
xác hơn, năng lượng của một vật bằng trọng lượng nhân với bình phương
vận tốc ánh sáng (E=mc
2
). Một năng lượng khủng khiếp của bom nguyên
tử sau này. Năm 1903 Pierre và Marie Curie được giải Nobel (cùng với
Henri Becquerel).
Iwan Pawlow, bác sĩ thần kinh Nga, nghiên cứu phản xạ có điều kiện,
phản xạ Pawlow.
Bertold Brecht ra đời.
Luật Hạm đội Đức thứ nhất được thông qua, 2 năm sau là Luật Hạm đội
thứ hai, nhằm xây dựng mới để tăng cường đáng kể hạm đội Đức. Nước
Đức muốn trở thành một cường quốc trên biển không thua kém các cường
quốc khác, đặc biệt là Anh. Cuộc chạy đua vũ trang trên biển của các
cường quốc Châu Âu bắt đầu. 1898-1914 là giai đoạn chạy đua ấn tượng
nhất trong lịch sử hải quân của các cường quốc công nghiệp mà kết cục
của nó là cuộc thế chiến lần thứ nhất.