Dương, Miến Điện, Nhật, Trung Quốc... hoặc cuộc đua xe từ Bắc Kinh
đến Paris, hoặc chuyến đi của R Graetz (Đức) xuyên qua châu Phi.
Hơn tất cả những chuyện đó là chuyện động cơ hóa hệ thống quân sự.
Không biết có phải tình cờ mà chỉ hai năm trước khi chiếc xe hơi đầu tiên
ra đời thì loại súng máy và đại bác tự động đã ra đời tại Mỹ (Maxim chế
tạo). Khi chiếc xe hơi vừa đứng vững trên 4 bánh của nó thì những loại
súng tự động này được đặt ngay lên, để biến thành những chiếc xe bọc
thép, xe tăng.
Cũng cái động cơ chạy chiếc xe hơi đó, sau này được cải tiến và đưa
lên không trung để trở thành máy bay chiến đấu hoặc xuống nước để trở
thành tàu chiến. Sự phát triển song song các ngành khoa học khác dường
như để kiện toàn những vũ khí giết người ghê gớm đó.
Đó là chưa nói đến mỗi ngày có 360 triệu chiếc xe chạy trên quả đất,
đốt đi không biết bao nhiêu nhiên liệu vô giá của loài người và thải ra
không biết bao nhiêu là chất độc hại cho người, cây cỏ và môi trường -
chưa nói đến những kỹ nghệ đã chế tạo những bộ phận để làm ra xe hơi.
Khi chiếc xe “Napier” 24 PS của Glidden tới Ấn Độ năm 1905 thì
những người theo đạo Hindu trông thấy và đã gọi “con vật ghê gớm” đó
là: “Sự đầu thai cuối cùng của Thần Shiva: Kẻ hủy diệt”!
Dự định viết tiếp phần 2 của tác giả đã không được thực hiện vì hoàn
cảnh sống và làm việc của tác giả sau đó đã thay đổi nhiều. Phần này, nếu
được viết, cũng sẽ rất thú vị. Riêng cái tên Mercedes có nguồn gốc lịch sử
từ tên một cô bé tên Mercedes con của nhà đại lý xe hơi hàng đầu Emil
Jellinek, Côte d’Azure vùng Nam nước Pháp, nơi đua xe rất được ưa
thích. Ông này muốn có một loại xe vừa mạnh mẽ vừa an toàn, có năng
lực cạnh tranh với xe của Panhard- Levassor. Lúc đó Maybach liền thiết
kế một loại xe 35-mã lực rất ấn tượng (lúc này Daimler đã mất, 1900).
Jellinek đặt mua 35 chiếc liền, một số lượng lớn để đổi lấy độc quyền đại
diện tại Mỹ, Pháp, Bỉ và Hungari. Jellinek đặt tên dòng xe mới với cái tên
cô con gái cưng của ông là Mercedes, lúc đó 11 tuổi. Cái tên Mercedes
được giữ từ đó.