NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 87

Thời kỳ này, việc nhớ chữ của trẻ là do thị giác phát triển, cấu tạo của

não có biến đổi, kỹ năng biến đổi. Vì vậy mà trẻ bình thường trở thành
thiên tài, trẻ khuyết tật cũng trưởng thành như một trẻ bình thường hoặc
hơn thế nữa.

Khi trẻ nhớ chữ, trong tế bào não lượng phân tử kí ức RAN được tăng

lên nhiều, khác hẳn với chất lượng não của trẻ chưa biết chữ.

Chính vì thế, trong giai đoạn này, hãy dạy cho trẻ biết chữ, biết đọc. Ví

dụ như khi đang chơi, cho bé ghép tranh với chữ phù hợp, miếng card vẽ
tranh con chó ghép với miếng card ghi chữ Chó, bảo bé nhặt card có ghi
chữ Chó lên, đọc mẫu cho bé, cứ từng chút một như vậy, dạy bé đọc nhiều
từ lên.

Dạy bé hết chữ cái trong bảng chữ cái. Nhớ hết bảng 50 âm chữ cái

tiếng Nhật, bé có thể ghép vần của từ đơn giản, đọc được những câu đơn
giản.

Việc dạy và luyện tập cho trẻ, nhớ là phải là công việc thực hiện hàng

ngày, mỗi ngày một chút, lặp đi lặp lại nhiều lần, thì trẻ nào cũng có thể nhớ
được.

Cùng với việc đó, trẻ sẽ hiểu được lòng yêu thương sâu sắc của mẹ

dành cho mình, trẻ học được tính nhẫn nại...

Nếu không biết nhìn tâm tính con để lựa cho khéo, chắc chắn sẽ thất

bại.

Không nên bắt trẻ tập trung cho mỗi lần dạy- luyện trong thời gian quá

lâu/ lần. Hãy bắt đầu khoảng 2,3 phút/ lần đến khoảng 5 phút/ lần là được.
Dần dần trẻ thích trò chơi với chữ mới kéo dài thời gian dần ra. Nếu ép quá,
trẻ thành ra phản ứng tiêu cực với chữ.

Chịu khó thay đổi cách dạy, cách chơi, không phải những trò vẫn chơi

đơn giản nhanh làm trẻ nhàm chán, mà thay đổi một chút cho phong phú.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.