NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 86

(4) Không cho trẻ nghe nhiều tiếng máy, mà nói chuyện với trẻ càng

nhiều càng tốt

Tiếng máy ở đây là tiếng TV, radio, băng cát sét, CD, video. Nếu mỗi

ngày để trẻ nghe liên tiếp 5,6 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ quen với tiếng máy, sẽ
không có phản ứng với tiếng người thực một cách chính xác nữa. Không
phải là tuyệt đối không cho trẻ nghe băng, CD, nhưng cho trẻ nghe cả ngày
thứ tiếng máy đó, sau này sẽ gặp rắc rối khi trẻ giao tiếp thật với người thật.
Ví dụ như không biết hội thoại với người khác, hay nói lẩm bẩm một mình.

Để chữa những triệu chứng đó, trước tiên là dừng ngay việc cho trẻ

nghe nhiều tiếng máy lại, chính người mẹ phải nói chuyện nhiều với con
bằng giọng thật của mình, thật nhiều. Cũng qua những câu chuyện, hội
thoại giữa mẹ và con này, tình yêu thương của mẹ được truyền tải nhiều
nhất, con được mẹ công nhận, con có lòng tự tin, trẻ sẽ trưởng thành hơn
nhiều.

Việc quan trọng, là để cho trẻ phát âm được nhiều. Sau đó là dạy bé nói

đúng, phát âm chuẩn, lặp đi lặp lại. Hãy nghĩ như là mình đang dạy cho trẻ
bị khuyết tật não vậy. Dạy trẻ thật nhiều từ ngữ phong phú, cho trẻ nói bật
những từ ngữ đó thành tiếng, khen ngợi trẻ, tạo cho trẻ lòng tự tin.

Một việc muốn các cha mẹ nên biết, là ở những trẻ khuyết tật não hay

5 giác quan, thường các chức năng đó không bằng được trẻ bình thường,
nên các việc kích thích hoạt động như nói trên lại càng cần thiết. Nhưng
thực tế, bằng các biện pháp như nói trên, nhiều khả năng trẻ khuyết tật cũng
được phục hồi chức năng hơn cả ở trẻ bình thường.

Hơn nữa, kể cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật, đến 1 tuổi rưỡi, cũng

nên dạy chữ cho trẻ. Trẻ khuyết tật cũng rất thích nhớ chữ, kể cả chữ Hán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.