NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 84

Chính vì vậy, khi khả tiềm tàng còn tới gần như 100% này, phải tận

dụng dạy cho trẻ được càng nhiều từ càng tốt. Càng dạy nhiều từ ngữ cho
trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh.

(3) Làm sao để trẻ không bị nản chí trong giai đoạn có “chí”.

Người ta gọi giai đoạn từ khi trẻ được 1 tuổi 8 tháng tới 2 tuổi là giai

đoạn có “chí”. Thời gian này, trẻ cho chúng ta thấy năng lực tư duy tuyệt
vời. Đặc điểm của trẻ giai đoạn này là, tách rời khỏi bố mẹ, tự lập, muốn tự
thể hiện. Khả năng tư duy phát triển tốt, trẻ rất có thể tự lập được.

Tính tự lập của trẻ ở giai đoạn này hoàn toàn chưa phải giai đoạn chín

muồi. Vẫn có trẻ còn chưa tốt nghiệp tã giấy (tức là vẫn phải đóng tã giấy
chứ chưa biết gọi). Tuy nhiên, đây là thời kỳ chuyển tiếp, từ một em bé sơ
sinh nằm cũi thành một đứa trẻ thích chơi ở những nơi rộng rãi hơn. Chính
vì thế, tổng hợp rất nhiều mặt lại, có thể nói, sự trưởng thành nơi trẻ giai
đoạn này là rất “mãnh liệt”.

Sức tư duy của trẻ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, nhưng thông

thường, tâm tính và lời nói của trẻ vẫn còn chậm hơn nhiều.

Những việc nên làm cho trẻ giai đoạn này là, tạo môi trường học tập

cho trẻ, làm thế nào để trẻ được tự do vận động hết mức có thể.

Trong giai đoạn này, trẻ vẫn chưa điều khiển tốt tốc độ của các việc, kể

cả ăn, nói, chạy, hay suy nghĩ. Ví dụ việc chạy, tất nhiên là trẻ chạy có tiến
bộ hơn trước rất nhiều rồi, nhưng khi rẽ quẹo phải trái thì chưa giỏi. Hoặc là
giống như các vận động viên chạy thi cự li ngắn lao sầm vào giải lụa căng
làm đích, trẻ chạy thì được, nhưng lúc dừng lại bất ngờ thì chưa đứng
khựng ngay lại được.

Vì vậy, việc quan trọng trong giai đoạn này, là giúp trẻ không bị thối

chí, nản chí.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.