NUÔI DẠY CON KIỂU NHẬT BẢN - Trang 83

Ví dụ, tiếng La tinh hiện nay đang là ngôn ngữ bị diệt vong. Vì vậy, chỉ

còn một số ít học giả còn nói được lưu loát ngôn ngữ này. Nhưng ngày xưa,
từ gã vô học tới nông dân bách tính ở Rôm đều nói trôi chảy ngôn ngữ này
được. Đến cả con trẻ 2,3 tuổi ở Rôm lúc đó cũng dễ dàng nói hiểu cái thứ
tiếng khó nghe này.

Khi đó nảy sinh quan điểm, cái thần bí là ở chỗ, ngôn ngữ, không phải

là thứ để học và nhớ, mà là cái thứ con người buột ra từ bên trong cơ thể.
Từ đó, nảy sinh tiếp một quan điểm sai lầm cho rằng, việc giáo dục ngôn
ngữ (dạy nói) không phải là việc của các cha xứ nữa. Loài người tiến hóa
theo quá trình tự nhiên. Ngôn ngữ của trẻ nhỏ không phải bắt đầu từ việc
nghe, mà học một cách tự nhiên từ môi trường bên ngoài.

Thế nhưng, trong khi trẻ em ở các nước đang phát triển chỉ học một số

lượng ít ỏi từ ngữ, thì các trẻ em sống trong môi trường văn hóa cao lại có
thể sử dụng chính xác rất nhiều từ ngữ khó gấp nhiều lần. Cái gọi là môi
trường văn hóa cao, thực ra là để chỉ một môi trường giàu ngôn ngữ.

Nhìn vào đây ta thấy, khả năng ngôn ngữ của trẻ thực sự là tùy thuộc

vào môi trường.

Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng, càng nhập dữ liệu vào đầu cho trẻ

càng nhiều từ ngữ, thì lượng từ trẻ nói ra được mới phong phú.

Học giả Chom Skii nói “Việc trẻ nhỏ nhớ từ ngữ, cũng như việc người

lớn học ngoại ngữ, không chỉ dựa vào kí ức để nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ,
nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng hợp bằng một bộ máy
computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra.”. Trước đây, tôi đã đề cập
tới việc, trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh. Năng lực
tiềm tài nơi trẻ nhỏ mới chỉ được sử dụng chút ít, còn lại tới gần 100% nên
trẻ có thể tinh thông được với cả những từ rất khó. Người lớn đã mất dần
năng lực này, chỉ còn có thể sử dụng 5% đó thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.