Độc giả có thể đọc hoặc không đọc phần này.
CẢM - CẢM GIÁC:
Trước một sự vật, trong tình huống nhất định, con người tiếp nhận một
loạt kích động, ban đầu là một sự tiếp cảm hỗn hợp, sau đó phân hóa. Đầu
tiên là một tác động vật lý: ánh sáng, tiếng động, đụng chạm, mùi vị; những
kích động ấy được dẫn truyền theo những đường dây thần kinh hoặc tạo ra
những phản ứng sinh hóa đến những cơ quan khác nhau đó là quá trình sinh
lý; cuối cùng trở thành những hiện tượng tâm lý, nhận thức đó là cái gì,
cảm xúc thấy dễ chịu hay khó chịu, vui hay buồn, và có những hành vi ứng
phó.
Sau sự tiếp cảm ban đầu phân hóa theo hai con đường thần kinh: một
bên là từ các giác quan (tai, mắt, da, mũi, lưỡi, tiền đình) lên đến vỏ não và
kết hợp với kết quả của kinh nghiệm và hiểu biết, tiến lên từ cảm giác đến
tri giác, từ tri giác đến tri thức, đó là con đường nhận thức. Một bên theo hệ
thần kinh thực vật, tác động lên hệ nội tiết, nội tạng (tim mạch, tiêu hóa...)
và trương lực cơ bắp, gây ra những mối khoái cảm hay ác cảm (khó chịu,
đau khổ) đi từ cảm xúc chưa phân định rõ nét đến cảm động, rồi đến tình
cảm; khi quyện với những giá trị đạo đức thì trở thành tình nghĩa.
Có thể vẽ lên sơ đồ như sau:
(Trang 42, Từ điển tâm lý của Nguyễn Khác Viện - NXB Thế giới, 2007)