tham mưu có người gọi điện về, nói mấy trự trên đó đang sợ xanh xám, tại
dó lúc nầy chỉ có mấy thằng tân binh trại Quang Trung và mấy tay văn
phòng, chỉ cần đưa một đại đội lên là xong. Anh em dưới trại đã bàn. Thiếu
tá Duệ đề nghị cụ cho đưa một chi đội thiết giáp và một đại đội bộ binh,
theo đường Công Lý lên, đột thẳng vô sào huyệt, hốt về đây trọn ổ. Chớ cứ
thủ mãi như thế nầy thì có cơ nguy.
Diệm suy nghĩ rồi nói:
- Làm rứa không được. Biểu anh em cứ ở tại chỗ, tránh gây đổ máu, chỉ nổ
súng khi bị tấn công.
Viên sĩ quan cụt hứng quay lên. Lát sau, y lại quay trở xuống.
- Trình với cụ, anh em thành Cộng hòa xin đề nghị cụ lần nữa, cụ cho anh
em lên đó, anh em hết sức tránh đổ máu. Anh em sẽ nói là chỉ lên mời các
tướng lãnh về dinh họp mà thôi.
Diệm nói ngay:
- Không thể được! Các tướng đang bị bắt làm con tin, chừ kéo thiết giáp lên
rầm rộ, bọn hắn sẽ giết hết các tướng!
Như ngồi bó gối im lặng. Y không hiểu quyết định của anh mình như vậy
trong giờ phút này, đúng hay sai. Tổng thống chỉ nghĩ: bọn cầm đầu đảo
chính sẽ giết những tướng lãnh bị bắt làm con tin! Nhưng y lại nghĩ tới một
chuyện khác. Việc lấy lại đài phát thanh đã mất không hai đại đội. Liệu
việc đi “đón các tướng về” có làm mất tiếp hai đại đội nữa không...? Vào
giờ phút này rất cần một người như Lệ Xuân!
Dưới chế độ gia đình trị của họ Ngô, mọi việc lớn của đất nước, lúc thường
cũng như lúc biến, đều do anh em Diệm tự quyết định. Được hỏi ý kiến, chỉ
là những người tâm phúc. Bộ máy dân cử, kể cả những bộ trưởng, đều thấy
mình là người thừa. Từ khi có tiếng súng đảo chính, bộ trưởng Quốc phòng
và bộ trưởng Nội vụ đã lặn mất tăm. Diệm và Như đều không cảm thấy
thiếu họ. Với một số bộ trưởng khác, chính Diệm và Nhu còn bảo họ nên
tạm tìm nơi ẩn náu. Trong hai anh em y, cả Diệm và Nhu, đều thiếu khả
năng ứng biến trước những khó khăn đột xuất. Diệm bị chi phối bởi ý nghĩ
muốn làm một “minh quân”, nên những quyết định thường bị câu thúc vì
những nguyên tắc đạo lý cổ hủ. Nhu có hiểu biết, có đầu óc thực tiễn,