Hà[5] mà Hai Long đã gặp ở Trung tâm văn hóa Pháp.
Năm Sang vui vẻ:
- Như vậy là các đồng chí có cơ duyên với nhau. Các đồng chí sẽ có những
công tác cần phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới. Bây giờ ta trao đổi về dự
kiến “đánh” người vào bộ máy chính quyền ngụy. Đồng chí Thắng hãy báo
cáo về người của mình.
Thắng nhìn Hai Long và hai đồng chí cấp trên của mình với vẻ băn khoăn.
Rồi anh nói bằng giọng nhỏ nhẹ:
- Tôi đã rất hăng hái tiến cử người của mình, nhưng bây giờ tôi muốn rút
lui... Tại sao người Trung tâm lựa chọn lại không phải là anh Hai đây?
Thấy mọi người mỉm cười, tưởng họ chưa hiểu ý mình, Thắng vội thuyết
minh:
- Tôi biết anh Hai rất có uy tín trong giáo dân, anh Hai đã làm cố vấn chính
trị cho chế độ Diệm, anh Hai đang đỡ đầu chi Thiệu và Kỳ, anh Hai lại có
quan hệ tốt với Vatican và giáo hội Mỹ! Người của tôi tiến cử không thể so
sánh với anh Hai.
Ba Vân nói:
- Không phải Trung tâm không biết những điều đó. Đồng chí Hai Long
chưa thể tham gia vào cái trò phù vân này. Đồng chí cứ yên tâm giới thiệu
ứng cử viên của mình đi!
Thắng bắt đầu trình bày với một vẻ thiếu tự tin:
- Người tôi định giới thiệu với các đồng chí là anh Huỳnh Văn Trọng. Anh
Trọng sinh tại Đà Nẵng, hồi nhỏ học trường dòng Đa Minh[6], sau bỏ tu, ra
học luật và cưới vợ. Tốt nghiệp cử nhân luật, anh vào làm dự thẩm ở tòa án
Huế, rồi tòa án Đà Nẵng. Năm 1950, anh Trọng làm bộ trưởng Phủ thủ
tướng kiêm bộ trưởng bộ Nội vụ của chính phủ ngụy quyền Nguyễn Phan
Long. Long đổ, anh tham gia đảng Xã hội một thời gian, rồi trở về Huế.
Thời Diệm, anh Trọng vào Sài Gòn, quan hệ với Hòa Hảo, làm đổng lý văn
phòng cho Huỳnh Văn Nhiệm, hồi Nhiệm làm bộ trưởng bộ Nội vụ trong
chính phủ liên hiệp của Diệm[7]. Khi Diệm đàn áp những giáo phái, anh
Trọng trở thành một đối tượng bị truy nã. Anh phải trốn vào nhà Dòng
Chúa Cứu thế Sài Gòn. Tòa đại sứ Mỹ biết anh, mời anh về dạy tiếng Pháp