- Từ trước tới nay, ta quá trông chờ vào sức mạnh quân sự Mỹ để giải quyết
mọi vấn đề, nên ta buông lơi nhiều mặt công tác quan trọng. Đối phương
vừa đánh, vừa vận động chính trị, vừa tuyên truyền, nhưng ta chỉ biết đánh!
Bây giờ Mỹ đã quyết định xuống thang chiến tranh, chỉ còn đánh cầm
chừng, đợi ngày rút quân về nước. Hơn thế, họ còn phụ họa với đối phương
công khai tuyên truyền tìm kiếm hòa bình. Bắc Việt ngồi với Mỹ giữa thủ
đô Pháp, hàng tuần họp báo đả kích ta hiếu chiến, phản dân tộc. Không ai
bênh vực ta, mà ta thì cứ lặng thinh!
- Đúng quá!
- Tôi không nghĩ là ta đã vô kế khả thi, chỉ còn biết ngồi chờ số phận mình
ngã ngũ ra sao. Thành bại của chiến tranh Việt Nam gắn liền với danh dự
của nước Mỹ. Không lẽ nào ở nước Mỹ không còn ai ủng hộ ta! Johnson dù
sao cũng là một kẻ thất thế, sắp khăn gói ra đi. Ta cần biết chính giới Mỹ
hiện thời có những khuynh hướng nào, mỗi khuynh hướng do nhân vật nào
cầm đầu, rồi đây ai sẽ thay thế Johnson.
- Cụ thể ta phải làm chi? - Thiệu hấp tấp hỏi.
- Tại sao tổng thống lại không cử một phái đoàn qua Mỹ để trực tiếp tìm
hiểu tình hình tại chỗ, và chủ động tác động vào chính giới Mỹ một cách có
lợi cho mình? Ta là đồng minh của Mỹ, một năm Mỹ cử qua ta bao nhiêu
phái đoàn, sao tổng thống lại không tạo sự hiện diện của Việt Nam cộng
hòa ngay tại nước Mỹ? Ta cũng phải có người của mình nói cho cả nước
Mỹ nghe, chứ đâu cứ ngồi chờ ông Johnson đưa người sang huấn thị!
Thiệu im lặng, suy nghĩ rồi nói:
- Trước đây, Johnson cũng đã đề nghị ta cử một phái đoàn qua Mỹ, tiếc
rằng hồi đó cha Tổng và anh đã không nhận lời đi giùm cho.
- Đi bây giờ cần hơn hồi đó.
- Mình nên lấy lý do gì?
- Muốn Johnson dễ chấp thuận, ta sẽ nói là cử một phái đoàn sang Hoa Kỳ
để tham khảo ý kiến với các nhân vật trong chính quyền và các giới chính
trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng Việt Nam cộng hòa trong
giai đoạn chiến tranh và giai đoạn hậu chiến. Cách đặt vấn đề là như vậy,
nhưng công việc thực sự của phái đoàn là thăm dò thái độ Mỹ đối với Việt