Nam cộng hòa nói chung và tổng thống nói riêng, trong thời kỳ hiện nay
cũng như sau bầu cử tổng thống Mỹ. Phái đoàn phải gồm những người có
uy tín, trình độ, khôn lanh, và đặc biệt là hết lòng phò trợ tổng thống.
Đôi mắt Thiệu sáng lên. Thiệu đập rất mạnh nắm tay trái vào lòng bàn lay
phài, thói quen khi Thiệu có điều gì thật ưng ý:
- Trúng phóc! Nhờ anh thành lập ngay cho một phái đoàn, đặt kế hoạch làm
việc và chỉ đạo mọi hoạt động của phái đoàn. Anh tính ai có thể là trưởng
phái đoàn.
- Trưởng phái đoàn cần là người có uy tín, trình độ, đã thực sự gắn bó với
ta, và phải có cảm tình của người Mỹ. Không phải không tìm được người
hội tụ cả ba điều kiện này, nhưng anh để tôi cân nhắc chút nữa rồi sẽ trả lời
sau.
Buổi chiều, Hai Long trở lại nơi làm việc của Thiệu.
- Tôi tới trả lời anh về vấn đề chọn ai làm trưởng phái đoàn.
- Ai? - Thiệu sót sắng hỏi lại.
- Tôi đã cân nhắc, với công vụ này không ai hơn Bernard Trọng.
- Hả! Bernard Trọng, được quá!
- Ông Trọng là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm về chính trường, văn
hóa cao, đã tốt nghiệt tú tài triết học và cử nhân luật khoa, đủ trình độ giao
dịch với mọi giới. Ông Trọng lại có những quan hệ đặc biệt với người Mỹ.
Và ông Trọng đã đặc biệt gắn bó với ta qua cuộc vận động bầu cử vừa rồi.
Ông Trọng có thể hoàn thành sứ mệnh khó khăn mà anh trao phó.
- Vậy mà tôi không nghĩ ra!
- Cũng có một đôi người nói tổng thống bận quá nhiều việc nên hay quên...
- Hai Long nhắc khéo.
- Rất trúng, rất trúng, anh giáo à. Bao việc dồn tới, đối phó bù đầu, quên cả
anh em. Anh nói giùm Bernard Trọng thông cảm cho. Nhờ anh nhắc mà tôi
sửa được khiếm khuyết này.
- Thành phần phái đoàn không cần nhiều người. Quý hồ tinh bất quý hồ đa!
Miễn là đáp ứng được nhiệm vụ của tổng thống trao. Anh coi thời gian ở
Mỹ của phái đoàn chừng bao lâu?
- Bao lâu cũng được. Hai tháng, ba tháng miễn là được việc và phải thông