ta tạm thời bắt giữ theo luật pháp thời chiến.
Thiệu băn khoăn:
- Bọn sĩ quan Đại Việt trong quân đội thì không khó, nhưng chỗ khó là bọn
Cần lao gộc, tóm được chúng không dễ, vì chúng chui rúc sau lưng các cha.
- Nếu đã là việc an nguy của quốc gia, thì ta nhờ hẳn các cha giúp cho là
xong.
Thiệu uống rượu nhiều và đàm đạo với Hai Long tới khuya. Cuối cùng, y
vẫn phân vân không quyết điều gì.
Vài ngày sau, lại một tin đồn bay tới tai Thiệu: “Cần lao đã phục hồi sức
mạnh từ sau vụ lật đổ Nguyễn Khánh năm 1965, thời cơ đã tới với Cần
lao!”.
Thiệu vội vã mời Hai Long tới:
- Phải làm gấp thôi anh à!
- Anh chỉ cần gọi phụ trách đặc ủy Trung ương tình báo và giám đốc Tổng
nha Cảnh sát tới, ra lệnh điều tra gấp những đối tượng đó, anh nào có nghi
vấn là bắt giữ. Còn bọn ẩn nấp sau các cha, anh nên trực tiếp trao đổi với
cha Nhuận, đề nghị các cha bàn với nhau, chỉ ra giúp đó là những tên nào...
Cha Nhuận hấp tấp tìm Hai Long
- Tổng thống nghi có những phần tử Đại Việt và Cần lao đang âm mưu làm
đảo chính. Tổng thống đã trao cho Nguyễn Khắc Bình, phụ trách phủ đặc
ủy Trung ương tình báo làm việc này. Tổng thống nói với mình, nhờ các
cha tiếp tay cho, chỉ ra họ là những ai, để cứu nguy cho chế độ. Mình báo
cáo với cha Hoàng. Cha bảo cứ trao đổi với thầy. Ta phải làm gì bây giờ?
Hai Long nghĩ xem vì sao Thiệu không trao việc này cho Trần Văn Hai ở
Tổng nha Cảnh sát mà lại chỉ trao cho Nguyễn Khắc Bình. Anh cho rằng
Thiệu sợ Hai làm hỏng việc, vì cả Hai và bọn Cần lao đều đã bị CIA nắm.
Anh trả lời cha Nhuận.
- Các cha Mỹ đã hứa với giáo hội Việt Nam là không để tái diễn cảnh ông
Diệm trước đây với tổng thống. Việc này phải nhờ các cha Mỹ giúp. Vì chỉ
CIA mới biết rõ những người đó là ai.
- Thầy ráng giúp tôi việc này.
Hai ngày sau, Hai Long dẫn Thắng tới gặp cha Nhuận.