mặc) khi đi lại và cho thấy mọi biểu hiện về mong muốn được giết Nhật
ngay khi chương trình huấn luyện vừa kết thúc". Mặc dù sự đầu hàng của
Nhật dường như đã diễn ra vào ngày 10 tháng 8, nhưng cả người Mỹ lẫn
người Việt tại Việt Bắc đều không thể chắc chắn là chiến tranh thực sự kết
thúc, vì vậy công tác huấn luyện vẫn tiếp tục hơn bốn ngày sau. Nhưng
ngay khi người Mỹ đang kết thúc cuộc chiến của họ, thì Việt Minh lại đang
sắp đặt những kế hoạch mới. Từ ngày 13 tới ngày 15 tháng 8, ICP, đảng
lãnh đạo chính trị của Việt Minh, tổ chức một "hội nghị chiến lược" tại một
ngôi làng gần Tân Trào. Niềm phấn khởi lan truyền khắp nơi khi các phái
đoàn từ xa như miền Nam, miền Trung, Lào và Thái Lan trên đường về Tân
Trào, khi những cán bộ đã nhiều năm không gặp nhau tìm hiểu lại về nhau
và khi tự do dường như sắp đến gần. Như một hoạt động bên lề hội nghị,
các đại biểu được đưa tới những trại huấn luyện để chứng kiến công tác
huấn luyện của Lực lượng Việt - Mỹ. Đối với hầu hết các đại biểu, các
thành viên Đội Nai là những người Mỹ đầu tiên họ đã từng gặp. Mặc dù
không xuất hiện vào lúc khai mạc hội nghị vì bị ốm, nhưng lại một lần nữa
Hồ Chí Minh lặng lẽ thể hiện quyền lực và những mối quan hệ của ông với
người Mỹ. Nhà sử học Stein Tonnesson đã nhắc nhở về sự nhấn mạnh thái
quá ảnh hưởng của sự hiện diện của Đội Nai tại Tân Trào và chỉ ra các
nhân tố đưa Hồ Chí Minh đến với quyền lực tại Việt Nam - gồm danh tiếng
đáng kể của ông trong một số đại biểu với tư cách là nhà yêu nước Nguyễn
Ái Quốc có nhiều tác phẩm, và cơ sở cách mạng - cái đã được Đảng gây
dựng trong cả nước. Theo quan điểm của Tonnesson, sự hiện diện của
người Mỹ chỉ có vai trò "làm tăng nhuệ khí" hơn là những thứ khác. Tuy
nhiên, với tất cả các nhân tố hợp lại, và khi bế mạc hội nghị, ưu tiên của Hồ
Chí Minh phát động "tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc" đã
chiếm ưu thế.
DIXEE R. BARTHOLOMEW-FEIS