Vì vậy dường lối của hai dân tộc gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi -
một thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả
hai nước.
Trong ba năm tồn tại ngắn ngủi của mình, tổ chức OSS đã tham gia nhiều
chiến dịch và hoạt động tình báo bí mật, đã tuyển mộ cả nam lẫn nữ phù
hợp với những nhiệm vụ của nó. Edmond Taylor, một cựu thành viên của
OSS, đã bày tỏ quan điểm của mình về nhân tố căn bản đằng sau tổ chức
này: "Tôi nghĩ Donovan đã hy vọng chứng minh qua OSS rằng, như thường
lệ nguồn dự trữ chưa được khai thác của lòng dũng cảm của con người, tài
nguyên và tính năng động của ý chí cá nhân sẽ tạo thành tiền dề của chiến
thắng. Vì rằng, trong một thế giới ngày càng được cơ giới hoá, nhân cách
vẫn không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn là giá trị chiến lược". Có thể sự
có mặt của chính những con người như thế trên lãnh thổ Việt Nam khiến
cho tình thế mà họ đổi đầu trở nên quá phức tạp và, đôi khi quá nhiễu loạn
đối với họ. Vì những người Mỹ ấy không chỉ chứng kiến sự tàn bạo của
quân Nhật mà còn dối mặt với thực tế ảm đạm của chủ nghĩa thực dân Pháp
từ viễn cảnh Việt Nam.
Có thể thực tế này đã được tổng kết đầy đủ nhất trong một bài ca Việt Nam
nổi tiếng hồi những năm 30: "Đại hoạ thay vì quyền hành bị quân xâm lược
Pháp - những kẻ vốn có dã tâm tàn bạo, cướp đoạt. Vô sỉ thay khi bày mâm
ra người ta chẳng có gì để ăn ngoài rễ cây và lá; khốn khổ thay khi cầm đũa
lên rồi buông tiếng thở dài vì thiếu muối".
Sự mô tả điều kiện thảm khốc và tương lai ảm đạm của hầu hết nông dân ở
nông thôn Việt Nam này rõ ràng tố cáo người Pháp - "những kẻ xâm lược
man rợ". Thật vậy, hầu hết người Việt Nam nhận được quá ít nhưng lại đau