tin "các chỉ huy người An Nam" tại Côn Minh đã "bày tỏ mong muốn đưa
Đông Dương thành một chế độ bảo hộ của Mỹ" và hy vọng nước Mỹ với tư
cách là đại diện với Liên Hợp Quốc sẽ đứng ra can thiệp để ngăn cản Pháp
"chiếm lại Đông Dương" và ngăn chặn Tầu Tưởng.
Để xoa dịu cơn giận dữ của Sainteny, Patti và Wedemeyer đồng ý cho ông
ta và đám nhân viên đi cùng Đội Mercy của OSS nếu họ giới hạn hoạt động
trong "các nhiệm vụ nhân đạo trong cộng động người Pháp". Sự xúc phạm
khiến Sainteny bị tổn thương nhưng ông ta đành chịu ở dưới quyền chỉ huy
"hoàn toàn" của Mỹ, và không được sử dụng cờ Pháp theo như thoả thuận.
Khi Patti, Sainteny và các nhân viên của họ gần tới sân bay Gia Lâm nằm
ngoài Hà Nội, sự căng thẳng càng dâng cao. Không một ai biết chắc Nhật
sẽ phản ứng thế nào đối với chuyến hạ cánh của họ. Quan sát những xe
tăng nhỏ và súng phòng không trên sân bay, Patti quyết định thả xuống một
nhóm trinh sát do đại uý Ray Grelecki, quê ở Baltimore, Maryland, chỉ huy.
Dù đã được huấn luyện tại căn cứ quân sự FortBenning và có kinh nghiệm
trong các cuộc nhảy dù, Grelecki biết rõ việc nhảy xuống nơi kẻ thù được
trang bị kỹ lưỡng thật không dễ dàng. Mặc dù được trang bị tới tận răng và
mặc áo giáp, Grelecki rõ ràng không mong muốn chạm trán xe tăng Nhật
"có thể với một đội mười hay mười hai lính Nhật ngồi hai bên cùng những
lưỡi lê to đùng" đang lăn bánh về phía mình.
Rất may mắn, nhóm của viên đại uý này không gặp sự kháng cự nào và
ngay lập tức điện cho Patti rằng họ đã chạm đất an toàn. Patti nhớ rằng một