OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 384

có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xác định tương lai của Việt Nam, và không
chỉ có chú tôi tin rằng bất cứ ai có được sự tin tưởng của Mỹ sẽ được trao
cho vị trí tốt nhất để dẫn dắt đất nước trong thời kỳ hậu chiến".

Nhằm củng cố quyền lực trong thành phố, ít ngày sau Việt Minh bắt đầu
tiến hành lập lại trật tự ở Hà Nội. Mặc dù thông báo phát động khởi nghĩa
được truyền đi qua sóng điện đài do Mac Shin bỏ lại trước kia, nhưng chỉ
các đài phát thanh tại Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang nhận được. Phần
lớn các cuộc nổi dậy trên thực tế đều là phản ứng của các uỷ ban địa
phương trước tình hình đang tiến triển. Tại nhưng vùng xa xôi hẻo lánh ở
miền Bắc, đại biểu Việt Minh "kéo tới các cơ quan chính quyền, giam giữ
đám quan lại, lục soát tài liệu, treo cờ Việt Minh, thu gom mọi loại súng
ống có thế dùng được và thành lập các uỷ ban cách mạng".

Tin tức về những sự kiện tại Hà Nội nhanh chóng lan đến miền Nam, miền
Trung Việt Nam. Ngày 23 tháng 8, một đoàn nông dân khoảng 100.000
người tuần hành vào Huế cổ vũ thành lập uỷ ban giải phóng Việt Minh.
Mặc dù chỉ huy đơn vị đồn trú Nhật tại Huế đã đề nghị bảo vệ nhà vua,
nhưng Bảo Đại từ chối đề nghị này. Kinh ngạc trước "phép màu" xuất hiện
nhanh đến khó tin, Bảo Đại buộc phải xin thoái vị và trao ngọc ấn cho Việt
Minh. Theo đề nghị trong bức điện từ "Uỷ ban ái quốc" tại Hà Nội, Bảo
Đại, chỉ gần đây mới được Nhật "giải phóng", quyết định từ bỏ ngai vàng
và trở thành một "công dân bình thường" có tên Vĩnh Thuỵ. Ngày 25 tháng
8, Bảo Đại thông báo ý định thoái vị cho các thành viên hoàng tộc đang
sững sờ và tuyên bố rằng ông ta "thà làm thường dân trong một quốc gia
độc lập còn hơn làm vua của một đất nước bị nô dịch".

Khi Bảo Đại đang chuẩn bị đọc bài phát biểu cuối cùng với tư cách là một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.