Vào tháng 8 năm 1945 không có ai làm việc cần mẫn và vất vả hơn Việt
Minh để soi sáng con đường đến thắng lợi. Khi Patti đến Hà Nội, thái độ
lạc quan dâng cao trong người Việt rằng cuối cùng họ có thể giành được tự
do, cái mà họ đã phải đấu tranh quá lâu. Ba ngày trước khi Patti đến, Việt
Minh đã tiếp quản thành phố mà không mất một giọt máu, khởi đầu cuộc
Cách Mạng Tháng Tám nổi tiếng. Khi cách mạng nổ ra, Võ Nguyên Giáp
vẫn chưa tới Hà Nội. Nhiều năm sau ông nhớ lại "Hiểu rõ những chỉ thị của
Đảng, và lợi dụng tình trạng mất tinh thần cao độ của Nhật, sự khiếp đảm
của chính quyền bù nhìn và sự dao động của lực lượng bảo an, các tổ chức
Đảng địa phương và Việt Minh ngay lập tức nắm lấy thế chủ động để lãnh
đạo quần chúng giành chính quyền".
Khi Võ Nguyên Giáp đang hành quân tới Thái Nguyên, thì thành phố Hà
Nội đã bùng nổ. Vào sáng 19 tháng 8, "hàng chục ngàn người" mang theo
"giáo mác, dao rựa, dao găm, và liềm" rầm rập kéo về thành phố trong
"tiếng trống, chũm chọe và còi". Trong thành phố đã có gần "800 đội viên
tự vệ" dưới sự chỉ huy trực tiếp của Việt Minh. Mặc dù chuẩn bị kém, chỉ
với "khoảng 90 tay súng, thêm vào đó là dao rựa, gươm, giáo mác, dao
găm", nhưng các cán bộ rất phấn khích về những gì ngày hôm đó có thể
mang lại. Các đội tự vệ chiếm hàng loạt vị trí trong thành phố, trong khi đó
nhóm đông nhất vào khoảng 200.000 người tràn ngập các đường phố và
quảng trường Nhà hát Lớn. Vào 11 giờ sáng, Nguyễn Huy Khôi đã đọc một
bài diễn văn ngắn về việc kết thúc chiến tranh và sự cần thiết thành lập một
"chính phủ cách mạng của nhân dân" Việt Nam.
Sau bài điền văn trịnh trọng tại Nhà hát Lớn, đoàn người tiếp tục diễu hành
và chiếm Phủ Khâm Sai, toà thị chính thành phố, bệnh viện, bưu diện, và
kho bạc. Ở một vài nơi, như tại Phủ Khâm Sai, họ thu được nhiều vũ khí
của bảo an binh. Mặc dù ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng quần chúng