khứ thuộc địa của Pháp với cái tên "chống chủ nghĩa thực dân ấu trĩ làm
đui mù họ". Nhiều người Pháp tại Hà Nội đã rất vui mừng khi đại uý Patti
nhận lệnh quay về Côn Minh ngày 29 tháng Chín, ngay sau lễ đầu hàng.
Mặc dù người Pháp có thể đã vui mừng nhưng Việt Minh thì không. Sự có
mặt của Patti tại Hà Nội hoàn toàn dễ chịu. Người Việt Nam trong thành
phố luôn chào đón ông với những vòng tay mở rộng. Bùi Diễm nhớ lại:
"Trong một thành phố dán đầy khẩu hiệu và biểu ngữ lên án chủ nghĩa đế
quốc thì chiếc xe Jeep của Patti cắm cờ Mỹ trên mui liên tục bị nhiều người
tấn công đơn giản chỉ vì họ muốn nhìn thấy và sờ vào vị đại diện của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ". Patti cũng trở thành vị khách thường xuyên của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, và hai người gặp nhau vào tối cuối cùng tại Hà Nội.
Lúc đầu Võ Nguyên Giáp cũng tham gia như để nhấn mạnh "sự đánh giá
cao cá nhân" của ông đối với những người Mỹ, đối với người ông đã cùng
làm việc và chúc Patti thượng lộ bình an. Patti nhớ lại ông đã cảm động khi
tướng Giáp "cho phép mình để lộ tình cảm nội tâm". Thời gian còn lại Patti
trò chuyện với Hồ Chí Minh, người lúc này coi ông "là một người bạn đặc
biệt mà chủ tịch có thể tâm sự". Patti viết về cuộc gặp cuối cùng này:
Lần thứ hai trong buổi tối hôm đó tôi đã cảm động bởi sự quan tâm riêng
tư dành cho mình. Cả Hồ Chủ tịch và ông Giáp đều biết rằng may mắn lắm
họ chỉ có thể trông đợí ở tôi là sự thấu hiểu và cảm thông. Cùng lúc tôi biết
họ tận dụng đêm cuối cùng này để đặt chính họ và sự nghiệp của họ với
ánh sáng khả dĩ tốt nhất. Họ vẫn bị cô lập trong thế gióỉ cộng sản, họ bị
bao vây bởi các cường quốc có tính tư lợí, và rất ít người Mỹ, trong quan
điểm của họ, là những người duy nhất họ có mối quan hệ tốt. Người Mỹ là
những người hiểu được khó khăn trong việc đạt được và gìn giữ nền độc