OSS VÀ HỒ CHÍ MINH - Trang 428

Tuy nhiên, tình trạng phấn khích rõ ràng tràn ngập bầu không khí đổi với
phần lớn người dân miền Nam. Khó khăn đối với miền Nam không phải do
thiếu nhiệt huyết hay lòng tận tuỵ đối với nền độc lập của đất nước, mà do
tại đây có quá nhiều nhóm hy vọng được lãnh đạo cách mạng.

Lãnh đạo Khu uỷ miền Nam của ICP, Trần Văn Giàu, người đã thoát khỏi
một nhà tù của Pháp và hết lòng lo củng cố đảng tại miền Nam, hết sức vui
mừng khi hay tin về sự đầu hàng của Nhật. Tuy nhiên, tại các cuộc họp của
Uỷ ban Khởi nghĩa vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 và Khu uỷ vào ngày 17
tháng 8 năm 1945, ông Giàu nhận thấy mọi người có nhiều câu hỏi hơn là
câu trả lời: Họ có nên hành động ngay hay chờ đợi chỉ đạo từ miền Bắc?
Nhật sẽ làm gì nếu họ cố gắng nắm lấy quyền lực? Sau khi nghe Hà Nội
giành chính quyền thành công, ICP tổ chức một cuộc gặp với lực lượng
Thanh niên Xung kích, hy vọng thu hút càng nhiều người dưới ngọn cờ của
Việt Minh càng tốt. Họ cố gắng làm tương tự với Mặt Trận Thống nhất Tổ
Quốc, được tạo thành từ những nhóm tôn giáo và những người theo Quốc
dân đảng, những người theo chủ nghĩa Trotskit. Khi dốc sức để phát triển
một liên minh công nhân, ICP quyết định tiến hành một "cuộc thử nghiệm"
hạn chế để dò xét thái độ của Nhật bằng việc giành quyền kiểm soát tỉnh
Tân An vào ngày 22 tháng 8 trước khi nổi dậy tại Sài Gòn. Tại Tân An,
giống như ở miền Bắc, quân Nhật không chống đối hoạt động của Việt
Minh. Vai trò của Nhật sẽ trở nên thậm chí còn phức tạp hơn trong tháng
tiếp theo.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ICP lập ra các kế hoạch chiếm giữ Sài Gòn
với sự lạc quan thận trọng là Nhật sẽ không gây trở ngại nếu như không bị
kích động trực tiếp. Vào lúc 6 giờ chiều 24 tháng 8, tại một cuộc mít tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.