T
rên khoảnh sân bên hông nhà, ông Ẩn mở những chiếc tủ đựng tài liệu
và lấy ra một chồng trong đống tài liệu rách nát ấy. “Giờ thì mấy thứ này đã
có ở Trung tâm Việt Nam tại Đại học Công nghệ Texas rồi”, Ẩn cười lớn.
“Sau khi tôi chết thì vợ tôi sẽ vứt hết. Chỉ có chúng ta mới quan tâm tới
chúng”. Giám đốc của Trung tâm Việt Nam, ông Jim Reckner, là người bạn
của cả hai chúng tôi, và đã giới thiệu chúng tôi với nhau mấy năm về trước.
Jim và Lê Khanh, một người bạn khác cũng đang làm việc ở trung tâm, đã
làm khách ở nhà Ẩn nhiều lần, và tôi biết họ đã đề nghị Ẩn xem xét việc
chuyển các tài liệu của ông tới Phòng lưu trữ Việt Nam tại Đại học Công
nghệ Texas để có thể bảo quản các tài liệu này cho mai sau.
Không có tài liệu nào trong số Ẩn cho tôi xem hôm đó hoặc bất cứ
ngày nào khác được coi là bảo vật của tình báo hoặc chứa đựng các bí mật
quân sự quan trọng, nhưng Cộng sản Việt Nam thời đó hiểu biết rất hạn chế
về các chiến thuật đang được phát triển để phục vụ cho một loại hình mới
của “chiến tranh đặc biệt”. Sự xuất hiện của trực thăng Mỹ và các trận càn
của Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã gây ra tổn thất nặng nề cho Việt Cộng.
Nhiệm vụ của ông Ẩn là phân tích các chiến thuật mới để những nhà lãnh
đạo quân sự Cộng sản có thể xây dựng các đối pháp. “Họ tin tưởng tôi nên
đưa cho tôi những tài liệu này, kể cả ông Tuyến”, ông Ẩn nói. “Vì thế tôi
đọc tất cả, nói chuyện với các cố vấn Mỹ và bạn bè tôi vừa đi huấn luyện
về, rồi tôi viết báo cáo, chỉ có vậy thôi. Khi mà tôi đã có tài liệu rồi thì mọi
chuyện trở nên đơn giản… Tất cả những gì tôi làm là đọc tài liệu của họ,
tham dự các buổi họp báo, lắng nghe người ta nói, đưa ra sự phân tích và
sau đó gửi báo cáo vào rừng. Tôi không biết điều gì xảy ra tiếp sau đó cho
tới mãi nhiều năm về sau”.
Trong giai đoạn 1961 - 1965, ông Ẩn đã gửi đi hầu như mọi tài liệu
quan trọng liên quan đến kế hoạch quân sự và dân sự phục vụ các chiến
dịch ở miền Nam. “Nhiệm vụ cho trận Ấp Bắc là cung cấp thông tin về