K
hà sử học Dương Trung Quốc
Larry Berman là một giáo sư của đại học Mỹ, ông đã có ba cuốn sách
viết về Việt Nam, trong đó có cuốn “Không hòa bình, không danh dự:
Nixon và Kissinger, và sự phán bội ở Việt Nam”.
Tôi nhắc đến tựa sách này vì cách đây 8 năm (2005), khi bản dịch
tiếng Việt được in ở Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Mỹ đề nghị tôi viết lời
giới thiệu. Sách ra mắt, tôi mới được gặp tác giả. Không biết Larry Berman
nghĩ sao mà lần này, cuốn sách các bạn đang cầm trên tay, lúc chuẩn bị ra
mắt, qua First News tác giả lại yêu cầu tôi viết mấy lời cho cuốn sách.
Đây lại là cuốn sách viết về một nhà tình báo Việt Nam, Tướng Phạm
Xuân Ẩn. Viết về vị tướng tình báo huyền thoại này Larry Berman không
phải là người đầu tiên. Ít nhất thì cũng có hai nhóm làm sách và cả nhóm
làm phim mà Larry Berman đã từng tiếp xúc. Đó là chưa kể đến cuốn
truyện của nhà văn Nguyễn Khải viết cách nay đã hai thập kỷ (1983) lấy
Phạm Xuân Ẩn làm nguyên mẫu cho một nhân vật văn học của mình.
Nhưng Larry Berman là người nước ngoài, người Mỹ đầu tiên viết về Phạm
Xuân Ẩn, lại dưới dạng một tiểu sử với sự cho phép của nhân vật.
Chắc chắn, một người Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn sẽ có lợi thế mà các
tác giả Việt Nam khó có được. Không phải chỉ là vấn đề tư liệu. Giáo sư
Larry Berman có thể khai thác các kho lưu trữ ở Mỹ, tiếp cận các nhân
chứng người Mỹ, các cựu tướng lĩnh, chính khách Việt Nam Cộng hòa nay
đang định cư ở Mỹ… là những nhân tố tạo nên môi trường sống và hoạt
động của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một phóng viên của Tạp chí Time
và một nhà tình báo luồn sâu vào nội bộ đối phương để chống lại cuộc
chiến tranh mà nước Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam ở thập kỷ 60, 70
thế kỷ trước.
Nhưng, cái lợi thế ấy không mấy quan trọng bằng cách suy nghĩ của
một công dân, một nhà sử học Mỹ về một nhà tình báo đứng ở chiến tuyến
bên kia của một cuộc chiến khốc liệt. Nói cách khác, chỉ một tác giả người
Mỹ như Larry Berman mới lý giải được vì sao Phạm Xuân Ẩn không chỉ
được những người đồng bào, đồng chí Việt Nam của mình khâm phục, vinh