xấu hổ vô cùng! Từng đêm, từng đêm ông không sao chợp mắt, trong lòng
đau đớn như bị dao đâm. Là Thị trưởng, dù cho chưa hề tham nhũng của
Nhà nước một đồng một xu, nhưng ông cũng thấy mình có tội, đáng lẽ phải
từ chức lâu rồi! Một mặt là tập thể hủ bại, giống như những con mọt tham
nhũng vô độ đục khoét cơ thể Tổ quốc, có thể dùng mọi âm mưu quỷ kế để
lấp liếm, che giấu. Điều này khiến Lý Cao Thành vụt tắt mọi ảo tưởng; một
mặt lại những công nhân lớn tuổi hầu như không có gì trong tay nhưng lại
sẵn sàng không hề do dự đứng ra bảo vệ Trung Dương trong gian khó, bảo
vệ ông - người Thị trưởng tốt bây giờ và người xưởng trưởng tốt ngày xưa,
cũng chính là bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ chính nghĩa! Điều này giúp
Lý Cao Thành có thêm sức mạnh, kiên định niềm tin vào bản thân, trở
thành một cán bộ tốt, chịu đựng được những khảo nghiệm, trở thành một
người trong sạch, chân thành.
Bằng rất nhiều sự so sánh rõ ràng như vậy, cuối cùng đã hoàn tất được
quá trình lựa chọn của Lý Cao Thành. Lựa chọn cái gì? Như chính tác giả
đã viết trong tác phẩm tác: "Vì bách tính, thà hy sinh tất cả, cũng quyết
không từ bỏ lập trường và tín ngưỡng của mình. Lựa chọn này có thể phải
hy sinh bản thân mình, nó không hề khác biệt gì so với hành động xông ra
bịt nòng súng trong thời chiến." Tôi cho rằng đây chính là đề thi mà mỗi
đảng viên Cộng sản phải giải đáp trong cuộc đấu tranh chống hủ bại ở hiện
tại và cả tương lai, đó chính là sự lựa chọn về lập trường và tín ngưỡng của
đảng viên Cộng sản.
Tổng hòa quan hệ con người – xã hội. Việc tạo dựng hình tượng Lý
Cao Thành không phải được hoàn thiện một cách cô lập, mà được tạo dựng
hoàn thiện thông qua trạng thái sinh tồn trên các phương diện giữa cán bộ
và quần chúng dưới tác động đòn bẩy kinh tế đối với xã hội, mối quan hệ
giữa ông và Ngô Ái Trân, Nghiêm Trận, cùng các phần tử trong tập thể hủ
bại như Quách Trung Diêu; mối quan hệ của ông với Dương Thành, Vạn
Vĩnh Niên cùng các lãnh đạo tỉnh, thành phố, với những công nhân phổ
thông như Hạ Ngọc Liên, Phạm Tú Chi, Vương Anh Liệt. Những mối