vậy, khi ông ngã bệnh đã có hàng nghìn người tụ tập trước cổng bệnh viện
ngóng trông. Nhân dân của chúng ta chưa từng quên người đã làm điều tốt
cho họ!
Tất cả mọi đặc điểm trên đều được nói rõ và trần thuật tỉ mỉ đan xen
trong toàn câu chuyện, đối với một nhân vật trung tâm như Lý Cao Thành,
không phải câu chuyện của ông là trọng tâm, mà là ông xuất hiện trong bối
cảnh đấu tranh chống hủ bại hiện tại, là người đã đưa ra điểm xuất phát cho
lựa chọn cuối cùng trong cuộc đấu tranh, cũng là cơ sở để phát triển tính
cách con người ông. Vì vậy, dù không phải trọng tâm, nhưng đối với tính
hoàn chỉnh của việc khắc họa hình tượng Lý Cao Thành mà nói, đó lại là
điều dứt khoát không thể thiếu, vì không có nó làm bước đệm, sự lựa chọn
cuối cùng của Lý Cao Thành và thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống hủ
bại sẽ thiếu đi sức thuyết phục.
Trong cuộc chiến lớn chống hủ bại mà Lý Cao Thành chưa từng trải
qua này, ông phải chiến thắng vợ mình là Ngô Ái Trân, chiến thắng cả hậu
đài của vợ mình, cũng chính là người từng đề bạt ông làm Thị trưởng - phó
bí thư thường vụ tỉnh ủy Nghiêm Trận và tập thể hủ bại Ban lãnh đạo Trung
Dương. Cùng lúc này, ông còn phải chiến đấu với một cuộc cách mạng
bùng nổ trong chính nội tâm mình, và cuối cùng, cũng là quan trọng nhất,
ông đã lựa chọn, đã chiến thắng chính mình. Tuy nhiên, tác giả đã gửi gắm
tình cảm và quan niệm, nguyện vọng và lý tưởng của mình vào trong con
người Lý Cao Thành, nhưng khi nhào nặn nhân vật này, Trương Bình lại
không đi từ quan niệm, mà mọi thứ đều xuất phát từ thực tế cuộc sống,
khắc họa những mâu thuẫn trong tính cách tư tưởng của Lý Cao Thành theo
bản chất logic cuộc sống. Tác phẩm mô tả chân thực tình cảm ấm áp của Lý
Cao Thành đối với vợ, với con, với gia đình; mô tả một Lý Cao Thành rất
mực nghe lời Nghiêm Trận, luôn nghĩ rằng Nghiêm Trận đã đề bạt mình,
nên mình không thể lấy oán trả ơn; mô tả sự phỏng đoán và đề phòng của
ông với Dương Thành; mô tả cảm giác trống rỗng của ông nếu bản thân
mất đi uy tín, địa vị, và lòng tự tôn; mô tả suy nghĩ của ông về vấn đề đi