một doanh nghiệp Nhà nước lớn với hai vạn công nhân viên cận kề phá sản,
bọn họ còn gián tiếp hối lộ Nghiêm Trận mấy trăm vạn tệ, để rồi sau đó đã
khám xét ra trong nhà em vợ Nghiêm Trận, Sao Vạn Sơn hơn 130 vạn nhân
dân tệ, hơn 20 vạn đô la Hồng Kông, gần 10 vạn đô la Mỹ, 8 nghìn lượng
vàng, sổ tiết kiệm mấy trăm vạn tệ, một khối lượng lớn đồ trang sức quý
giá và hơn 11 giấy chứng nhận nhà đất! Có thể chúng ta sẽ đặt ra một nghi
vấn: tác giả khắc họa ban lãnh đạo một doanh nghiệp Nhà nước lớn trở nên
hủ bại như thế, vậy, nên xem xét tính điển hình của nó như thế nào đây? Lẽ
nào nó có thể đại diện cho hiện trạng của toàn bộ doanh nghiệp quốc doanh
quy mô lớn và vừa? Nếu vậy thì chẳng phải là một sự bóp méo nghiêm
trọng sao? Nghi vấn này thực ra bao hàm cả một sự hiểu lầm phổ biến về
tình hình. Nói đơn giản thì điển hình là một thống nhất biện chứng giữa
tính cá biệt và tính phổ biến. Vì vậy, điển hình bao gồm cả nhân vật điển
hình và hoàn cảnh điển hình, vừa có tính cá biệt vừa có tính phổ biến. Sự
"hủ bại tập thể" của ban lãnh đạo Công ty tập đoàn Dệt may Trung Dương
vừa là "cái này" nhưng lại có tính phố biến. Song, tính phổ biến của nó
không nên hiểu nhầm thành tính quy định về lượng đơn thuần, mà nên lý
giải là tính quy định về chất là chủ yếu. Tức là, không nên yêu cầu ban lãnh
đạo Trung Dương dưới ngòi bút của tác giả phải trở thành con số bình quân
của tất cả các ban lãnh đạo liêm khiết hoặc hủ bại trong các doanh nghiệp
quốc hữu lớn và vừa hiện nay. Thứ yêu cầu này sở dĩ không thích hợp, là
bởi vì chính nó sẽ phủ định tính cá biệt nên có trong hình tượng văn học,
cũng sẽ đưa con đường sáng tác văn học đi vào một ngõ cụt của công thức
hóa và khái niệm hóa. Hơn nữa, thứ yêu cầu này cũng không phù hợp với
kinh nghiệm thực tế của việc thưởng thức văn học. Trên thực tế, thông qua
hình tượng văn học của ban lãnh đạo Trung Dương, thứ người ta có được
không phải là giá trị thống kê về tình trạng liêm chính của ban lãnh đạo
doanh nghiệp Nhà nước lớn và vừa, mà chính là việc nó đã khơi ra và làm
sâu sắc hóa nhận thức cũng như suy nghĩ về căn nguyên, thực chất và nguy
hại của tham ô tham nhũng, đã kích thích và củng cố thêm sự căm hận đối
với hành vi tham ô cũng như quyết tâm và dũng khí chống lại hành vi đó,
những điều này, hoàn toàn mang tính phổ biến về chất cho hình tượng văn