PHÁN QUYẾT - Trang 395

Cao Thành, phó Thị trưởng Quách và Nguyên Minh Lượng ra, những
người còn lại đều chỉ vào xem một cái rồi lại ra ngay.

Người già và trẻ nhỏ ai nấy đều ngẩn ngơ đứng nhìn những vị khách

không mời này, chẳng nói được lời nào. Nhất là trong đôi mắt mờ đục của
người già lộ ra một vẻ lúng túng và lạ lẫm, đan xen vào đó là sự lo lắng và
hoảng sợ.

Tuy nhiên, Lý Cao Thành vừa nhìn đã nhận ra người già đang đứng

trước mặt: đây chính là chiến sĩ thi đua trong suốt 30 năm của nhà máy
Trung Dương năm đó, Phạm Tú Chi!

Có nằm mơ Lý Cao Thành cũng không ngờ rằng bà ấy lại trở nên già

nua, tiều tụy thế này, thực ra bà ấy hoàn toàn chưa đến 70 tuổi! Trong trí
nhớ của Lý Cao Thành, nhiều nhất cũng chỉ mới ngoài 60 thôi. Năm Lý
Cao Thành được điều đến Trung Dương, bà ấy vẫn là tổ trưởng tổ ca kíp
phân xưởng Dệt may và liên tiếp giữ danh hiệu chiến sĩ thi đua lao động
giỏi mấy năm liền tại Trung Dương! Mà trong một doanh nghiệp như Trung
Dương, tuổi nghỉ hưu của công nhân nữ thường không quá 55, những nữ
công nhân có thể kiên trì đến 55 tuổi rồi về hưu hầu như không có ai. Bởi
trong guồng công việc nặng nhọc lại không được nghỉ ngơi như vậy, những
nữ công nhân có sức khỏe tốt mấy cũng rất khó kiên trì đến 55 tuổi. Nhưng
duy nhất chỉ có Phạm Tú Chi, năm mà bà tròn 55 tuổi vẫn một lần nữa
được bình chọn là chiến sĩ thi đua toàn nhà máy và lao động tiên tiến toàn
thành phố.

Năm đó, khi vừa được điều đến Trung Dương, có người đã từng nói

đùa với ông rằng, cô gái Phạm Tú Chi này sinh ra là để làm chiến sĩ thi
đua, sinh ra là để làm lao động tiên tiến! Không cho cô ta chịu khổ chịu mệt
thì chỉ sợ rằng cô ta sẽ không sống nổi. Vào nhà máy từ năm 19 tuổi, 3 năm
học việc, 22 tuổi trở thành công nhân chính thức. Và cũng từ năm 22 tuổi
trở đi, chỉ cần trong nhà máy có bình chọn chiến sĩ thi đua thì không lần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.