PHAN THANH GIẢN - Trang 5

Rồi lại bồng chống đến ở Bảo an, phủ Hoằng Trị, cũng thuộc tỉnh Vĩnh
Long.Cuối cùng mới định cư hẳn ở quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Nơi này, ông Ngạn cưới người vợ tên Lâm Thị Bút, sinh được một trai là
Phan Thanh Giản. Năm ông lên 7(1802), mẹ qua đời; cha cưới bà Trần Thị
Dưỡng để có người chăm sóc con. May mắn thay, ông không những được
mẹ kế hết mực thương yêu mà còn cho ông đi học với vị sư Nguyễn Văn
Noa ở chùa làng Phú Ngãi.

Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình, cha Phan Thanh
Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp, là một viên chức nhỏ, phải ngồi tù oan
uổng.
Nóng lòng vì cha bị hàm oan, ông đệ đơn lên quan Hiệp Trấn Lương ở
Vĩnh Long xin được thay cha vào tù.Dù không thể giúp được gì, nhưng
quan lớn này rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của chàng trai 20 tuổi,
nên lựa lời an ủi và giúp ông phương tiện ở lại gần nơi cha bị giam cầm, để
vừa trao giồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày…
Sau ngày cha được mãn tù, nghe lời quan Hiệp Trấn và được cha đồng ý,
Phan Thanh Giản vẫn ở lại Vĩnh Long để tiếp tục học và chờ đợi khoa thi.
Tại đây, ông cũng gặp thêm được một tấm lòng rất đáng quí khác đã giúp
ông nhiều thứ như tiền bạc, thức ăn, áo mặc…Đó là người đàn bà tên Ân!

Điểm qua quãng đời làm quan của ông:

Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ
tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 7 (1826),
vào năm 30 tuổi. Ông là người đậu Tiến sĩ đầu tiên ở Nam bộ.

Trước sau ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Thượng thư Bộ Lễ, Bộ
Hình, Bộ Hộ, làm Hiệp biện Đại học sĩ, làm quan trải qua 3 đời vua: Minh
Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức (từ 1826 đến 1867).
Ông từng được cử đi sứ Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Pháp, Tây Ban
Nha.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.