PHÁO ĐÀI SỐ - Trang 42

Susan vẫn chưả hết sửng sốt. Chưa bao giờ TRANSLTR mất quá một giờ
để giải quyết một đoạn mã. Thường thì đoạn văn bản sẽ được bẻ khoá hoàn
chỉnh và đưa tới máy in của ngài Strathmore chỉ sau vài phút. Cô liếc nhìn
về phía chiếc máy in tốc độ cao phía sau bàn ông. Chẳng có gì ở đó cả.

- Susan… - Ngài Strathmore khẽ nói - Điều này chắc là đầu tiên sẽ khó
chấp nhận, nhưng cứ lắng nghe tôi một chút nhé - ông cắn môi - Đoạn mã
mà TRANSLTR đang cố giải ấy, nó chỉ có một không hai. Nó không giống
với bất kỳ đoạn mã nào chúng ta từng gặp trước đây - ông ngập ngừng,
dường như không thể nói được những từ định nói. - Đoạn mã này là không
thể phá vỡ…

Susan nhìn ông chăm chú và gần như cười phá lên. Không thế phá vỡ?
KHÔNG THỂ nghĩa là sao? Trên đời này không có đoạn mã nào là không
thể phá vỡ - có những đoạn có thể mất nhiều thời gian hơn, nhưng tất cả
đều có thể phá được. Lý thuyết toán học đã chứng minh sớm hay muộn thì
TRANSLTR cũng sẽ đoán trúng chìa khoá cần tìm.

- Sếp nói gì cơ ạ?

- Đoạn mã này là không thể phá được - Ông nhắc lại rõ ràng.

"Không thể phá được?" Susan không thế tin được những từ như thế vừa
được phát ngôn từ một người đã có 27 năm kinh nghiệm phân tích mật mã.

- Không thể phá được ư, thưa sếp - cô nói vẻ bực bội - Thế còn Nguyên lý
Bergofsky thì sao?

Ngay từ khi mới đi làm Susan đã được học về Nguyên lý Bergofsky. Đây là
nền tảng của công nghệ đoán thử - và - lỗi. Nó đồng thởi cũng là động lực
để ngài Strathmore chế tạo TRANSLTR. Nguyên lý này phát biểu rõ ràng
rằng nếu một máy tính thử đủ số lượng chìa khoá có khả năng thì đảm bảo
là về mặt toán học, nó sẽ tìm được chìa khoá cần tìm. Sự an toàn của một
mật mã không phải ở chỗ người ta không tìm được chìa khoá của nó mà là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.