PHÁO ĐÀI SỐ - Trang 44

- Đúng rồi, Susan, TRANSLTR luôn tìm được chìa khoá - kể cả nó có lớn
đến mấy đi nữa - ông ngừng một khoảnh khắc.. - Chỉ trừ khi…

Susan rất muốn chen vào, nhưng rõ ràng ngài Strathmore đang chuẩn bị nói
một điều gì đó hết sức kinh khủng. Trừ khi gì?

- Trừ khi cỗ máy không biết khi nào đoạn mã đã được phá.

Susan choáng váng, suýt ngã khỏi ghế.

- Cái gì?

- Trừ khi máy tính đã đoán đúng chìa khoá song nó vẫn tiếp tục hoạt động
bởi không biết rằng mình đã đoán đúng. - Nhìn ngài Strathmore thật thê
thảm. - Tôi nghĩ thuật toán này đã tạo ra một văn bản gốc tuần hoàn.

Susan há hốc miệng.

Ý tưởng về văn bản gốc luân hồi lần đầu tiên xuất hiện trong một nghiên
cứu rất khó hiểu thực hiện năm 1987 bởi một nhà toán học người Hungary
tên là Josef Harne. Do các máy tính sử đụng phương pháp đoán thử - và -
lỗi để phá mã bằng cách phân tích các đoạn văn bản gốc để tìm ra những tố
hợp từ có nghĩa, Hame đã đề xuất một thuật toán mã hoá mà ngoài việc mã
hoá còn có nhiệm vụ gắn đoạn văn bản gốc đã được bẻ khoá vào một biến
số thời gian.

Trên lý thuyết, vòng tuần hoàn bất tận này đảm bảo máy tính tấn công sẽ
không thể nhận ra các tổ hợp từ có nghĩa và do đó sẽ không biết được khi
nào nó đã tìm đúng chìa khoá. Ý tướng này phần nào cũng giống với việc
chinh phục sao Hoả - có thể thực hiện về mặt lý thuyết nhưng còn vượt xa
khả năng con người trong hiện tại.

- Sếp lấy thứ này ở đâu vậy? - cô hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.