Công thức của Pháo Đài Số đã được mã hoá bằng chính Pháo Đài Số.
Tankado đã tung lên trên mạng một công thức toán học vô giá, nhưng phần
viết của nó lại được mã hoá để không ai đọc được Và nó phải sử dụng
chính bản thân nó mới có thế đọc được.
- Đó là nguyên lý an toàn của Biggleman - Susan lắp bắp.
Strathmore gật đầu. Nguyên lý an toàn của Biggleman là một kịch bản
mang tính giả thuyết về mặt mã, theo đó một chương trình bảo mật lập ra
một cơ chế bảo mật tuyệt đối. Để giữ bí mật, người ta lập ra một cái két an
toàn để giấu cơ chế đổi.
Tankado cũng làm như thế với Pháo Đài Số. Anh ta đã bảo vệ cái két của
mình bằng cách mã hoá nó theo công thức được cất giữ trong chính cái két
ấy.
- Và tệp tin TRANSLTR đang giải mã là…
- Tôi đã tải nó xuống từ trang Web của Takado giống như tất cả mọi người.
NSA bây giờ vô cùng tự hào là người sở hữu thuật toán Pháo Đài Số.
Chúng ta chỉ không thể mở được thôi.
Susan lấy làm kinh ngạc trước sự tài tình của Ensei Tankado. Anh ta đã
chứng minh cho NSA thấy thuật toán đó là không thể bẻ khoá được mà vẫn
không cần tiết lộ nó.
Strathmore đưa cho cô một mẩu báo. Đó là một bài giới thiệu sách dịch từ
tạp chí Nikkei Shimbun, một kiểu Nhật báo Phố Wall xuất bản bằng tiếng
Nhật. Nói rằng lập trình viên người Nhật Bản Ensei Tankado đã hoàn thiện
một công thức toán học mà anh ta tưyên bố là có thế viết được các mật mã
không thể hoá giải. Thuật toán đó có tên là Pháo Đài Số và ai cũng có thể
xem ở trên mạng. Lập trình viên này sẽ bán đấu giá nó cho người trả tiền
cao nhất. Bài báo đó còn nói mặc dù giới tin học Nhật bản rất quan tâm,
nhưng những công ty phần mềm Hoa Kỳ đã nghe nói đến Pháo Đài Số thì