PHÁP BẢO ĐÀN KINH - Trang 51

chuyên truyền thọ bộ Đàn kinh này, coi là căn bản nương tựa. Nếu chưa đắc

được Đàn kinh, chưa thể kể là được bẩm thụ. Cần phải biết nơi chốn, ngày

tháng và tên tuổi của người được truyền thọ để kèm theo kinh lúc truyền thọ.

Ai chưa được Đàn kinh và truyền thừa, thì chưa phải đệ tử của Nam Tông.

Kẻ chưa được truyền thừa, thì tuy thuyết giảng pháp đốn ngộ, song vẫn chưa

hiểu giáo lý căn bản, cuối cùng khó mà tránh khỏi tranh cãi. Những người đã

đắc pháp rồi chỉ nên chuyên cần tu tập. Tranh cãi biểu lộ cái tâm lo được

thua, thì trái ngược với đạo.

39. Người đời ai cũng nói “Nam Năng, Bắc Tú”, song chưa hiểu

nguyên do chính của câu chuyện. Thiền sư Thần Tú tu hành với tư cách là

trú trì chùa Ngọc Tuyền ở Đường Dương huyện, Kinh Nam phủ. Đại sư Huệ

Năng trú tại núi Tào Khê ở ba mươi lăm dặm về phía Đông thành Thiều

Châu. Pháp là một tông, người có Nam Bắc, do đó nơi lập nên Nam tông,

Bắc tông. “Đốn” và “Tiệm” có nghĩa là gì? Pháp vốn là một, song thấy có

nhanh chậm. Thấy chậm là tiệm, thấy nhanh là đốn. Pháp vốn không có đốn

tiệm, song người có thông minh chậm lụt, cho nên mới có tên “đốn” và

“tiệm”.

40. Thiền sư Thần Tú thường nghe người ta nói về giáo lý đốn ngộ và

pháp trực chỉ của Huệ Năng. Thiền sư Thần Tú bèn gọi người Tăng đệ tử là

Chí Thành, rồi nói: “Ông vốn thông minh biết nhiều. Ông đi đến núi Tào

Khê giùm tôi, đến nơi của Huệ Năng, bái lạy thầy ta rồi lắng nghe. Đừng nói

là tôi sai ông đến. Lắng nghe những giáo lý cốt yếu của thầy ta, ghi nhớ lấy

rồi trở về đây nói lại cho tôi nghe, để tôi xem kiến giải của Huệ Năng so với

tôi ai mau ai chậm. Ông nhất định về cho sớm, đừng để tôi giận!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.