Chí Thành hỏi: “Khác như thế nào?”.
Huệ Năng đáp: “Cách thấy có nhanh có chậm”.
Chí Thành yêu cầu Hòa thượng giảng về kiến giải của ngài về giới,
định và tuệ.
Đại sư nói: “Ông nghe tôi nói đây, rồi ông sẽ hiểu chỗ thấy của tôi.
Tâm địa không có nghi hoặc là giới của tự tánh, tâm địa không có động loạn
là định của tự tánh, tâm địa không có si là tuệ của tự tánh”.
Đại sư Huệ Năng lại nói: “Giới, định và tuệ của ông là để khuyến
những người có căn cơ thấp, giới, định và tuệ của tôi là để khuyến những
người có căn cơ cao. Bởi vì giác ngộ tự tánh chính là cốt yếu của giáo lý của
tôi, thực ra tôi cũng chẳng buồn lập giới, định và tuệ”.
Chí Thành nói: “Xin Đại sư giải thích cho đệ tử biết “bất lập” có nghĩa
là gì?”.
Đại sư nói: “Tự tánh không sai, không loạn, không si. Trong từng niệm
để trí Bát nhã quán chiếu, luôn luôn xa lìa pháp tướng, thì có gì để lập? Tự
ngộ tự tánh mình đốn ngộ, đốn tu, chẳng có gì là tiệm thứ, cho nên chẳng bất
lập bất cứ gì cả”.
Chí Thành đảnh lễ, rồi không rời núi Tào Khê nữa, trở thành môn nhân
và không bao giờ rời xa Đại sư nữa.
42. Lại có một Tăng nhân tên là Pháp Đạt, đã tụng kinh Pháp Hoa suốt
bảy năm, song tâm vẫn mê mờ không biết Chánh pháp ở đâu. Đến núi Tào